Phiên giao dịch ngày 6/8/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

(Banker.vn) Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 6/8/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Công ty chứng khoán Bảo Việt – BVSC

Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu ACB và tăng giá mục tiêu lên 41.941 đồng/cp

Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE - Mã: ACB) công bố KQKD Quý 2/2021 lạc quan, sát với ước tính - LNTT Quý 2/2021 tăng mạnh 71,5% YoY đạt 3.248,4 tỷ, sát với ước tính gần đây của BVSC là 3.279 tỷ (+72,4% YoY). Các động lực chính: (1) NII tốt nhờ tăng trưởng tín dụng và NIM tăng; (2) NoII mạnh mẽ nhờ mảng kinh doanh banca, thẻ tín dụng và ngoại hối tăng trưởng tốt; và (3) Hệ số CIR thấp nhờ hoàn nhập dự phòng, bù đắp nhiều hơn việc quyết liệt trích lập dự phòng. Lũy kế LNTT 6T/2021 của ACB đạt 6.352,8 tỷ (+66,3% YoY), hoàn thành 50,6% dự báo LNTT cả năm 2021 của chúng tôi.

Tăng trưởng cho vay khách hàng Quý 2/2021 của ACB là 9,4% YTD đạt 336,7 nghìn tỷ (so với hạn mức tín dụng 9,5% ban đầu và 5,5% của toàn ngành), với các khoản cho vay cá nhân và DNVVN vẫn là trụ cột, chiếm 93% tổng dư nợ. Tiền gửi của khách hàng Quý 2/2021 tăng nhẹ lên 359,9 tỷ (+1,8% YTD; thấp hơn mức 3,1% của toàn ngành), trong đó CASA vẫn là điểm nhấn chính, đạt mức cao kỷ lục mới 22,9% so với 22,1% trong Quý 1/2021 và 21,6% Quý 4/2020. Tỷ lệ LDR tăng lên 82,4% trong Quý 2/2021 so với 79,3% trong Quý 4/2020, phần nào hỗ trợ mở rộng NIM.

NIM Quý 2/2021 đã tăng lên mức cao kỷ lục là 4,47% (+17 bps QoQ; +119 bps), chủ yếu nhờ chi phí vốn giảm mạnh xuống mức 3,63% (-8 bps QoQ; -139 bps YoY), bù đắp nhiều hơn mức sụt giảm lợi suất tài sản sinh lãi ở mức 7,75% (+5% QoQ; -28 bps YoY). Tóm lại, thu nhập từ lãi Quý 2/2021 tăng ấn tượng 60,4% YoY đạt 4.990,3 tỷ; lũy kế nửa đầu năm, thu nhập từ lãi tăng trưởng tốt 47,4% YoY đạt 9.630,0 tỷ.

Thu nhập ngoài lãi Quý 2/2021 tăng 24,9% YoY đạt 1.236,8 tỷ, trong đó, thu nhập phí dịch vụ tăng mạnh 107,7% YoY từ nền so sánh thấp Quý 2/2020 khi ACB áp dụng các chính sách hỗ trợ khách hàng do bùng phát dịch COVID-19.

Đáng chú ý, ACB duy trì vị thế ngân hàng bán banca trong top 3 tốt nhất thị trường. Theo Ban lãnh đạo, tổng thu nhập banca trong nửa đầu năm tăng trưởng mạnh mẽ 60% YoY đạt 528 tỷ. Bên cạnh đó, ACB cũng ghi nhận 283 tỷ phí upfront fee từ thương vụ banca độc quyền với Sunlife Việt Nam.

Doanh thu mảng thẻ tăng trưởng vững chắc 33% đạt 224 tỷ; ACB hiện có 183 nghìn thẻ tín dụng so với tệp 3,4 triệu khách hàng, cho thấy dư địa lớn cho tiềm năng thâm nhập sâu hơn trong thời gian tới.

Chi phí hoạt động Quý 2/2021 giảm 9,9% YoY so với mức tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động mạnh mẽ là 51,8% YoY. Do đó, CIR 6T/2021 giảm mạnh xuống 29,9% so với 48,7% cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhờ hoàn nhập chi phí dự phòng. Loại trừ khoản này, CIR lõi xu hướng giảm xuống 36,0%.

NPL Quý 2 kiểm soát tốt, giảm xuống 0,69% (-23 bps QoQ; +1 bps YoY). Nợ Nhóm 2 giảm xuống 0,26% (-6 bps QoQ; -9 bps YoY), mà chúng tôi tin rằng thuộc nhóm thấp nhất ngành. Nhờ trích lập dự phòng quyết liệt, chi phí dự phòng Quý 2/2021 tăng mạnh 215,4% YoY lên 1.386,2 tỷ. Ban lãnh đạo cho biết ACB đã quyết liệt trích lập đầy đủ 1.417 tỷ cho 8.195 tỷ cho vay tái cơ cấu trong Quý 2/2021 so với yêu cầu phân bổ 3 năm theo Thông tư 03. BVSC kỳ vọng điều này sẽ giảm bớt áp lực trích lập dự phòng cho ACB trong thời gian tới và do đó, là cơ sở để chúng tôi tiếp tục tin vào triển vọng tăng trưởng bền vững trong dài hạn của ACB.

Tổng dư nợ cho vay các khách hàng có khoản vay được tái cơ cấu giảm 9,2% YTD xuống 8.195 tỷ. Tuy nhiên, theo chia sẻ tại ĐHCĐ, Ban lãnh đạo cho biết chỉ khoảng 1 nghìn tỷ (0,3% dư nợ) được tái cơ cấu, giảm từ mức 1,6 nghìn tỷ cuối năm 2020.

LLRC cuối Quý 2/2021 đã tăng mạnh lên 207,7% so với 160,3% cuối năm 2020.

LNTT 6 tháng đầu năm 2021 của ACB đạt 50,6% dự báo LNTT cả năm 2021 ở lần cập nhật trước của chúng tôi. Tuy nhiên, do việc tái bùng phát COVID-19 gần đây, cho năm 2021, BVSC thận trọng giữ nguyên dự báo LNTT cho ACB là 12.548 tỷ (+30,8% YoY). Theo dự báo này, tăng trưởng LNTT nửa cuối năm sẽ dịu lại ở mức một chữ số từ nền so sánh cao trong Quý 3-4/ 2020.

Cho năm 2022, BVSC nâng dự phóng LNTT của ACB thêm 4,1% lên mức 15.383,8 tỷ (+22,4% YoY), chủ yếu do điều chỉnh: (1) Điều chỉnh giảm chi phí hoạt động, do Ngân hàng kế hoạch không tuyển nhân viên mới và gia tăng tác động tích cực từ số hóa, và (2) Giảm dự báo chi phí dự phòng, nhờ ACB đã tích cực trích lập đầy đủ dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu. Việc kiểm soát dịch sớm cải thiện khả năng trả nợ đối với các khách hàng có thể giúp ACB hoàn lập dự phòng, hỗ trợ tăng trưởng KQKD hậu dịch COVID-19.

ACB duy trì là cổ phiếu ưa thích và thuộc nhiều chủ đề đầu tư khác nhau của BVSC: (1) Nền tảng cơ bản tốt, hậu thuẫn bởi tăng trưởng bền vững, chất lượng tài sản hàng đầu và ban lãnh đạo tâm huyết; và (2) Triển vọng tăng trưởng tốt sau khi dịch kết thúc, nhờ chính sách trích lập dự phòng tích cực, giảm áp lực trích lập dự phòng và tiềm năng hoàn lập, hỗ trợ triển vọng tăng trưởng KQKD.

Theo đó, BVSC duy trì khuyến nghị Outperform và tăng giá mục tiêu theo Phương pháp Thu nhập thặng dư thêm 22,2% lên 41.941 đồng/cổ phiếu (Upside: 18,1%), kết quả từ việc: (1) Nâng dự báo KQKD năm 2022; và (2) Chuyển định giá sang cuối năm 2022. Tại giá đóng cửa hôm nay, ACB đang giao dịch với mức P/B forward 1 năm (tính đến giữa năm 2022) và năm 2022 là lần lượt là 1,89x và 1,67x cho mức tăng trưởng LNST giai đoạn 2020-22 là 26,6% và ROAE bình quân 23,9%.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Duy trì đánh giá tích cực đối với cổ phiếu STB

Quý 2/2021, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE - Mã: STB) ghi nhận LNST đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng +224% YoY, thúc đẩy bởi thu nhập lãi thuần và thu hồi nợ xấu tăng mạnh. Thu nhập lãi thuần ghi nhận mức tăng trưởng +19% YoY nhờ (1) tăng trưởng cho vay đạt +6,1% YTD và (2) NIM cải thiện lên mức 2,8%, tăng 23 điểm cơ bản so với cùng kỳ. Thu nhập phí thuần đạt 936 tỷ đồng, tăng trưởng +34% YoY. Chi phí hoạt động tăng +18% YoY và CIR ở mức 55%, giảm 2,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Chi phí trích lập dự phòng trong Quý 2/2021 giảm 14% YoY, tỷ lệ tài sản không sinh lãi tại thời điểm cuối Quý 2/2201 là 11,3%, giảm 3,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ.

Cho năm 2021, STB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 9% và sẽ điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng tín dụng nếu nhận được hạn mức tín nhiệm bổ sung của NHNN, tăng trưởng huy động đạt 9%, tỷ lệ nợ xấu giữ ở mức dưới 2% và LNTT đạt 4 nghìn tỷ đồng (+20% YoY). Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đặt kế hoạch xử lý khoảng 12 nghìn tỷ lãi dự thu còn lại tới cuối năm 2022. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020 cũng đã được đệ trình lên NHNN và chờ chấp thuận thông qua.

STB đã đề xuất mua lại khoản nợ liên quan tới trái phiếu VAMC. Hiện tại có khoảng 32,5% cổ phần của STB đang được các ngân hàng khác cầm cố và do VAMC quản lý và việc mua lại số trái phiếu này cần phải có sự thông qua của Thủ tướng Chính Phủ. Đồng thời, trong kỳ STB cũng đã bán thành công gần 82 triệu cổ phiếu quỹ và thu về gần 2,4 nghìn tỷ đồng.

FSC đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng của STB trong năm 2021 nhờ tín dụng tăng trưởng tốt hơn so với năm 2020, NIM cải thiện nhờ môi trường thanh khoản dồi dào. Về trung hạn, FSC kỳ vọng tiến độ xử lý tài sản tồn đọng của STB sẽ được đẩy nhanh trong thời gian tới và hoàn thành trước kế hoạch từ 2-3 năm. Việc kết thúc sớm quá trình tái cấu trúc sẽ giúp STB tăng trưởng mạnh mẽ sau đó.

Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu đang được giao dịch tại P/B dự phóng năm 2021 là 1,8x. Mức Stock Rating của STB ở mức 93 điểm cho nên FSC vẫn duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của STB vượt đường trung bình 50 ngày và vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên các NĐT có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để tích lũy cổ phiếu. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của STB được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

Xem xét mua cổ phiếu IJC ở mức giá hiện tại

CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (HOSE - Mã: IJC) ghi nhận doanh thu trong Quý 2/2021 đạt 562 tỷ đồng, tăng 175% YoY và LNST đạt 177 tỷ, tăng 339% YoY. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, IJC ghi nhận doanh thu 1.978 tỷ, tăng 28% YoY và LNST 469 tỷ, tăng 194% YoY. Như vậy, IJC đã hoàn thành 65% kế hoạch doanh thu và 75% kế hoạch LNST.

Doanh thu IJC tăng trưởng chính là nhờ hoạt động kinh doanh bất động sản (427 tỷ, +422% YoY) từ việc bàn giao các dự án Sunflower, IJC và Hòa Lợi. Biên lợi nhuận gộp đạt 49,2%, thấp hơn mức 54,3% cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận vẫn tăng mạnh do chi phí tài chính giảm 23% YoY, chi phí bán hàng giảm 3% YoY và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ở mức thấp 47%.

Năm 2021, IJC đặt mục tiêu doanh thu 3.000 tỷ đồng, tăng 44% YoY và LNTT 797 tỷ đồng, tăng 76% YoY, nhờ tiếp tục bàn giao 3 dự án Sunflower (4ha), IJC (4.9ha) và Hòa Lợi (14ha). FSC đánh giá việc hoàn thành kế hoạch là rất khả quan với tiến độ bán hàng và bàn giao hiện tại của IJC. Kết thúc Quý 2/2021, khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn cũng tăng mạnh 56% so với đầu năm.

Trong 5 năm tới, IJC sẽ tiếp tục khai thác quỹ đất hiện tại 68ha và mảng bất động sản dân dụng sẽ chiếm trung bình 65-75% tổng doanh thu mỗi năm. Bình Dương là khu vực phát triển mạnh và hưởng lợi từ xu hướng FDI vào Việt Nam. Với lợi thế thương hiệu Becamex cũng như IJC sở hữu quỹ đất sạch tại các vị trí đẹp, quỹ đất này có thể đảm bảo tăng trưởng trong trung hạn cho IJC.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, IJC đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 6,3x (tương ứng EPS TTM là 3.957 VNĐ). Mức Stock Rating của IJC ở mức 91 điểm cho nên FSC vẫn duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của IJC vượt lên trên mức kháng cự 25.45 và đường trung bình 20 ngày, nhưng đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên đồ thị giá có thể sẽ còn xuất hiện các nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của IJC cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

NĐT ngắn hạn có thể mua cổ phiếu HCM ở mức giá hiện tại

Kết thúc quý 2/2021, CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE – Mã: HCM) ghi nhận tăng trưởng LNST là 88% so với cùng kỳ năm 2020 và lũy kế 6 tháng đầu năm tăng trưởng 141% so với cùng kỳ. Như vậy, HCM đã hoàn thành 63% kế hoạch LNST và Điểm cơ bản sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.

Mức Stock Rating của HCM ở mức 96 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của HCM vượt hoàn toàn đường trung bình 20 ngày và đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên nhịp điều chỉnh có thể sẽ xuất hiện ở những phiên tới. Đồng thời, dòng tiền ngắn hạn dần hồi phục về mức dương cho thấy dòng tiền ngắn hạn đang quay trở lại. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của HCM cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

Công ty chứng khoán BIDV – BSC

Chốt lãi cổ phiếu DRC khi tiếp cận ngưỡng giá 38.000 đồng/cp

Cổ phiếu DRC (CTCP Cao su Đà Nẵng – sàn HOSE) đã vượt đỉnh cũ với múc thanh khoản lớn báo hiệu xu hướng tang giá khá mạnh. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng hồi phục tích cực. Đường giá cổ phiếu đã vượt lên dải mây Ichimoku và 2 đường MA, báo hiệu nhịp hồi tăng giá trung hạn đã hình thành.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 33.0 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 38.0. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 30.0.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Tân An

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán