Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank, HOSE: CTG) đã công bố báo cáo tài chính Quý 4/2022 với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 17.245 tỷ đồng (+24,2% yoy) và 4.260 tỷ đồng (+45,9% yoy). Vietinbank là một trong vài ngân hàng vẫn tiếp tục có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh so với quý liền kề với mức tăng 27,6%.
BVSC đánh giá NEUTRAL đối với CTG với mức giá mục tiêu là 30.600 đồng/cp. Hình minh họa |
Quý 4/2022 tín dụng của Vietinbank đạt 1.279 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% QoQ và đưa tín dụng cả năm của Vietinbank tăng 12,2% so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong 5 năm qua của CTG. Cuối Quý 4/2022, CTG chỉ nắm giữ 4.679 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, giảm 61% QoQ đưa tỷ trọng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trên tổng tín dụng của Vietinbank về mức 0,4%
Quý 4/2022, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank đạt mức 1,24% (giảm 18 bps so với quý liền kề), nợ nhóm 2/cho vay khách hàng tăng 55 bps so với quý 3 lên mức 2,35% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm 34% so với quý 3 về mức 188%. Các chỉ số chất lượng tài sản biến động không nhiều so với cuối Quý 3/2022, tuy nhiên Vietinbank đã sử dụng 15.018 tỷ đồng trích lập dự phòng để ghi giảm nợ xấu. Khoản ghi giảm nợ xấu này tương đương 1,18% dư nợ cho vay khách hàng của Vietinbank.
Quý 4/2022, NIM Vietinbank đạt mức 3,01%, tăng 18 bps so với cùng kỳ và giảm 8 bps so với quý liền kề.
Vietinbank là một trong những ngân hàng có sự cải thiện mạnh mẽ nhất trong vài năm qua. Trong giai đoạn từ 2018-2022, CTG tăng trưởng LNST bình quân là 33,8%, ROE tăng từ mức 8% lên 16,7%. Trong hai năm vừa qua, Vietinbank đã đẩy mạnh hoạt động trích lập dự phòng cũng như ghi giảm các khoản nợ xấu dẫn tới làm giảm tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhưng điều này cũng tạo ra bộ đệm lợi nhuận cho những năm tới.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng trong đó có Vietinbank cũng đối diện với những cơn gió ngược trong năm 2023. Do đó, BVSC đánh giá NEUTRAL đối với CTG với mức giá mục tiêu là 30.600 đồng/cp (tiềm năng tăng giá là 4,8% so với mức giá đóng của ngày 02/02/2023 là 29.200 đồng/cp).
VCSC nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA và điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm khoảng 46% lên 30.600 đồng/cp cho Tổng Công ty CP Dịch vụ Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS). Giá mục tiêu cao hơn của VCSC là do VCSC dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo giai đoạn 2023-2027 tăng khoảng 34% do VCSC dự phóng tổng doanh thu mảng Cơ khí dầu khí (M&C) giai đoạn 2023-2027 tăng khoảng 56% khi VCSC đưa tiềm năng lớn từ các dự án điện gió ngoài khơi vào trong dự báo của VCSC.
VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo gần như đi ngang YoY trong năm 2023 do VCSC kỳ vọng lợi nhuận mảng M&C tăng sẽ bù đắp cho lợi nhuận giảm từ mảng kho nổi (cụ thể là FPSO Ruby II).
VCSC có quan điểm tích cực đối với triển vọng của PVS với các cơ hội việc làm lớn trong ngắn hạn từ các dự án điện gió ngoài khơi nước ngoài. Trong khi đó, các dự án điện gió ngoài khơi trong nước sẽ là động lực dẫn dắt tăng trưởng dài hạn của PVS. VCSC dự phóng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS giai đoạn 2022-2025 khoảng 20%, được hỗ trợ bởi backlog mảng M&C cuối năm 2022 dự phóng đạt khoảng 4,8 tỷ USD và lợi nhuận ổn định từ FSO/FPSO.
Theo trao đổi với Công ty CP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE), KH tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 có thể giảm nhẹ do mảng thủy điện hoạt động kém khả quan. Hiện tại, ước tính này cũng phù hợp với ước tính của VND vào năm 2023 là -8% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên với động lực mới đến từ dự án bất động sản mới và hợp đồng tiềm năng từ nhà ga sân bay Long Thành, SSI đưa REE vào danh sách cổ phiếu quan sát cho năm 2023 và duy trì giá mục tiêu 1 năm là 87.500 đồng/cp cho cổ phiếu REE cùng với khuyến nghị KHẢ QUAN.
Sản lượng hàng hóa quốc tế Q4/22 của Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HOSE: SCS) sụt giảm 32,2% svck do nhu cầu suy giảm toàn cầu và hoạt động thương mại tắc nghẽn do chiến tranh. Sản lượng hàng hóa nội địa cũng giảm 5,9% svck trong Q4 do hoạt động sản xuất yếu, khiến tổng sản lượng hàng hóa của SCS đạt 48.039 tấn (giảm 27,4% svck). Doanh thu Q4/22 giảm 25,6% svck trong khi biên LN gộp tăng thêm 10,8 điểm % svck nhờ cắt giảm chi phí. Kết hợp với lãi tiền gửi cao hơn, LN ròng của SCS đi ngang svck và đạt 157 tỷ.
Trong cả năm 2022, sản lượng hàng hóa dù duy trì đà tăng trưởng trong 3 quý đầu năm nhưng đã giảm kể từ Q4/22. Tổng sản lượng hàng hóa 2022 giảm 3,1% svck trong khi giá bán bình quân tăng nhẹ 1% svck, giúp doanh thu tăng 1% svck. Biên LN gộp tăng 4,4 điểm % svck nhờ nỗ lực tiết giảm chi phí nhân công (-36,3% svck). Tổng hợp lại, LN ròng 2022 tăng 14,6% svck, hoàn thành 90,9% dự phóng cả năm của VND.
VND cho rằng các yếu tố tiêu cực như tiêu dùng suy giảm, chiến tranh Ukraina tiếp diễn, giá cước vận tải biển cạnh tranh, giá nhiên liệu cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường vận tải hàng hóa hàng không toàn cầu trong nửa đầu 2023. Tuy nhiên, tác động sẽ giảm dần khi FED quay đầu chính sách và Trung Quốc mở cửa kinh tế.
Do đó, VND kỳ vọng sản lượng hàng hóa hàng không Việt Nam có thể phục hồi từ Q3/2023, nâng tổng sản lượng lên 1.413.344 tấn (+1% svck). VND kỳ vọng sản lượng hàng hóa của SCS trong 2023 tăng 2,4% svck (thấp hơn dự phóng trước 18,5%). Giá dịch vụ trung bình có thể tăng nhẹ 1% svck nhờ đồng USD mạnh hơn. Đáng chú ý, SCS đã dừng kế hoạch M&A nhà ga hàng hóa khác ở Nội Bài để dành nguồn lực cho các kế hoạch khác.
Theo đó, VND duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 102.600 đồng/cp. VND giảm giá mục tiêu của SCS 5,4% so với báo cáo trước do (1) VND chuyển mô hình dòng tiền sang năm 2023, và (2) VND điều chỉnh giảm dự phóng EPS 2023-24 xuống 12,2%-9,2%. Rủi ro tăng giá là việc phê duyệt đầu tư nhà ga mới tại Long Thanh. Rủi ro giảm giá là tiêu dùng toàn cầu suy giảm khiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa hàng không suy giảm.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|