Với gần 90% doanh thu từ mảng gỗ tới từ thị trường xuất khẩu với thị trường chính là Mỹ (chiếm khoảng hơn 70%), tình hình kinh doanh mảng gỗ phụ thuộc lớn vào nhu cầu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường Mỹ. Với Công ty CP Phú Tài (HOSE: PTB) hiện tại, các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ đã được ký tới hết tháng 8/2023.
Với các đơn hàng cũ, doanh nghiệp đang thương thảo với khách hàng nhận hàng sớm, để có thể giải quyết hàng tồn kho. Với các đơn hàng ký mới, về khối lượng và giá cả đều không có nhiều thay đổi so với 2022.
Mảng đá ốp lát truyền thống kinh doanh ở mức ổn định. Nhà máy thạch anh nhân tạo mới với công suất thiết kế 450.000m2/năm, dự kiến 2023 hoạt động với 100% công suất thiết kế (tới hết tháng 5 vượt công suất giai đoạn 1; Giai đoạn 2 bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7.2023).
Hiện tại, hàng tồn kho với dự án Phu Tai Residence còn khoảng 255,3 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho này ước tính tương ứng với doanh thu dự kiến là 558,4 tỷ đồng. Dự án sẽ bàn giao một phần trong 2023, phần còn lại sẽ bàn giao nốt trong quý 1.2024.
Dự án Central Life đã được Sở xây dựng tỉnh Bình Định cấp Giấy phép xây dựng vào ngày 30/12/2022 hiện tại đang triển khai thi công xây dựng. Cập nhật tới hết tháng 4/2023, dự án đã xây dựng xong phần móng và đang thực hiện xây dựng hầm. Dự kiến tới cuối 2023, PTB sẽ hoàn thành động nắp hầm và thủ tục mở bán sẽ bắt đầu vào 2024.
BVSC đánh giá tình hình kinh doanh của PTB trong 2023 vẫn còn có nhiều khó khăn trên hầu hết các ngành nghề kinh doanh. BVSC khuyến nghị NEUTRAL với PTB tại thời điểm hiện tại với mức giá hợp lý là 48.649 đồng/cp với mức PE forward là 8,7x; upside 8,1% so với giá đóng cửa ngày 23/05/2023.
Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) công bố doanh thu (DT) thuần Q1/23 giảm nhẹ 1,7% svck xuống 3.704 tỷ đồng. Tuy nhiên, LN gộp Q1/23 tăng 5,8% svck chủ yếu nhờ biên LN gộp mảng Cơ khí & Xây lắp (M&C) cao hơn (+1,6 điểm % svck) khi một số dự án lớn đang đi vào giai đoạn cuối của chu kỳ xây lắp. Kết quả, LN ròng Q1/23 đi ngang svck đạt 215 tỷ đồng (-0,7% svck) do: (1) chi phí QLDN cao hơn (+13% svck), (2) không ghi nhận thu nhập từ thanh lý tài sản như Q1/22, và (3) LN tài chính ròng cao hơn (+48,5% svck).
Vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện 8 (QHĐ8). Theo đó, QHĐ8 nhấn mạnh việc ưu tiên phát triển điện khí sử dụng các nguồn khí nội địa để giảm sự phụ thuộc vào nguồn LNG nhập khẩu, điều này có thể thúc đẩy các dự án phát triển mỏ khí trị giá nhiều tỷ đô vốn bị đình trệ lâu nay như dự án Lô B và Cá Voi Xanh. Bên cạnh đó, điện gió sẽ trở thành trọng tâm phát triển chính trong cả ngắn và dài hạn. Trong đó, 6.000MW điện gió ngoài khơi đầu tiên dự kiến được đưa vào vận hành từ năm 2030, trước khi đạt tốc độ tăng trưởng kép 15% trong giai đoạn 2030-50, chiếm 16% tổng công suất hệ thống năm 2050. Mới đây, PVS vừa ký hợp đồng chế tạo và cung cấp 33 chân đế cho dự án điện gió của Orsted tại Đài Loan. Nhìn chung, KBSV cho rằng PVS sẽ là đơn vị hưởng lợi chính từ hai ưu tiên phát triển theo QHĐ8 này với tư cách là nhà thầu xây lắp công trình ngoài khơi hàng đầu tại Việt Nam.
VND nâng dự phóng EPS năm 2023-25 lên 4,7%/3,8%/10,8% sau khi: (1) việc lùi thời điểm khởi động dự án Lô B – Ô Môn đến cuối năm 2023 và đưa dự án điện gió Changhua vào dự phóng, (2) nâng LN tài chính ròng năm 2023-25 và (3) giảm thu nhập từ công ty liên doanh. Nhìn chung, KBSV kỳ vọng LN ròng của PVS sẽ tăng trưởng kép 16,7% năm 2023-25, nhờ: (1) mảng M&C tăng trưởng mạnh nhờ các hợp đồng mới được trao cũng như các hợp đồng tiềm năng như Lô B – Ô Môn, và (2) đóng góp ổn định của các liên doanh FSO/FPSO.
VND duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu theo phương pháp DCF cao hơn là 33.800 đồng/cp (+6,6% so với dự báo trước) do nâng dự phóng EPS năm 2023-25 và chuyển mô hình DCF sang năm 2023. Động lực tăng giá tiềm năng là giá dầu cao hơn dự kiến và sự khởi công của dự án Lô B. Rủi ro giảm giá bao gồm giá dầu giảm và sự trì hoãn hơn nữa trong việc trao thầu các dự án lớn.
Diễn biến crack spread trong Quý 1 và đầu Quý 2/2023 khá bất lợi cho KQKD của Công ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR). Tuy nhiên, KBSV cho rằng mức crack spread trên thế giới trong cuối Quý 2 và Quý 3/2023 có thể được cải thiện khi thị trường Trung Quốc và Mỹ bắt đầu bước vào mùa cao điểm tiêu thụ xăng dầu.
Đối với riêng BSR, KBSV kỳ vọng crack spread dầu Diesel sẽ duy trì ở mức cao do tính đa dụng của sản phẩm khi có thể vừa sử dụng cho vận tải và công nghiệp, vừa có thể làm nhiên liệu chạy máy phát điện phục vụ nhu cầu tăng cao trong mùa hè tới tại Việt Nam. Tuy nhiên, KBSV cũng bày tỏ quan điểm thận trọng khi xét tới những rủi ro tới từ triển vọng nền kinh tế Mỹ.
Nếu kế hoạch này diễn ra thành công, KBSV ước tính doanh thu năm 2023 sẽ tăng thêm khoảng 19.000 tỷ đồng và LNST tăng khoảng 1.900 tỷ đồng so với dự báo hiện tại. KBSV cho rằng kế hoạch dời bảo trì là phù hợp, giúp BSR có thể tận dụng cơ hội khi crack spread được kỳ vọng duy trì ở mức cao đến hết năm 2023.
Dựa trên định giá DCF, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu BSR. Giá mục tiêu là 21.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 28,1% so với giá tại ngày 22/5/2023.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Chứng khoán phiên chiều 25/5: Thờ ơ tin giảm lãi suất, GAS cùng FPT kéo VN-Index về sắc xanh Thị trường chứng khoán bước vào phiên chiều ngày 25/5 nới thêm đà giảm và cũng như phiên hôm qua, khi chớm thủng 1.060 điểm, ... |
VN-Index tăng điểm trong phiên HOSE đưa 6 triệu chứng chỉ của Quỹ ETF vào giao dịch Ngày 25/5/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã chính thức đưa 6 triệu chứng chỉ quỹ của Quỹ ETF FPT ... |
Ngày 30/5, cổ phiếu ABW của Chứng khoán An Bình được giao dịch trên UPCoM Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông qua quyết định đồng ý cho Công ty CP Chứng khoán An Bình (ABS) được ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|