Phiên giao dịch ngày 23/11/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý |
Nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt do nhà máy lọc dầu (NMLD) thứ hai của Việt Nam – Nghi Sơn – hoạt động với công suất thấp trong 9T22. Vì vậy, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HOSE: PLX) phải tăng tỷ trọng nhập khẩu, làm tăng chi phí vận chuyển và hàng tồn kho. Trong khi đó, các chi phí định mức được tính vào giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi cho đến tháng 10 vừa qua. Do đó, phần chi phí gia tăng đã không được chuyển vào giá bán lẻ, ảnh hưởng tiêu cực đến biên LN gộp của PLX (chỉ đạt 3,6% trong 9T22 so với 8,1% trong 9T21).
VND khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu PLX với giá mục tiêu là 45.600 đồng/cp. hình minh họa |
Doanh thu (DT) Q3/22 tăng 112,8% svck lên 73.695 tỷ đồng nhờ cả sản lượng tiêu thụ tăng (+53% svck từ mức thấp trong Q3/21) và giá bán bình quân tăng (+60% svck). Tuy nhiên, LN ròng Q3/22 tăng khiêm tốn 30% svck lên 99 tỷ đồng do biên LN gộp Q3/22 giảm 2,1 điểm % svck xuống 3,8%. Trong 9T22, DT thuần tăng 88,5% svck lên mức kỷ lục 225.697 tỷ đồng, nhưng LN ròng giảm 86% svck xuống 312 tỷ đồng do biên LN gộp thu hẹp và chi phí tài chính tăng gấp đôi svck khi lỗ tỷ giá tăng mạnh (+6 lần svck lên 644 tỷ đồng).
Năm 2022 là một năm khó khăn đối với các nhà phân phối xăng dầu do thị trường (TT) trong nước có nhiều bất ổn, gây áp lực lớn lên các nhà phân phối lớn như PLX trong việc đảm bảo nguồn cung cho TT trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi. Tuy nhiên, VND tin tưởng vào khả năng phục hồi của PLX trong năm 2023 nhờ: (1) NMLD Nghi Sơn hoạt động ổn định trở lại từ Q4/22, (2) điều chỉnh tăng chi phí định mức cấu thành giá cơ sở từ Q4/22, và (3) nhu cầu xăng dầu ngày càng tăng tại Việt Nam (tăng trưởng kép 5,5% trong 2022-30). Nhìn chung, VND dự báo LN ròng năm 2023 sẽ phục hồi mạnh mẽ 284,2% svck, sau đó tiếp tục tăng trưởng 17,8% svck trong 2024.
Theo đó, VND duy trì khuyến nghị Khả Quan với giá mục tiêu thấp hơn là 45.600 đồng/cp do: (1) điều chỉnh dự phóng EPS 2022-24, (2) nâng lãi suất phi rủi ro từ 3% lên 4%, và (3) chuyển mô hình DCF sang cuối 2022. Động lực tăng giá tiềm năng là sản lượng tiêu thụ cao hơn dự kiến và thương vụ thoái vốn tại PG Bank. Rủi ro giảm giá chủ yếu đến từ chi phí kinh doanh xăng dầu cao hơn dự kiến.
MBS lặp lại khuyến nghị mua cổ phiếu NLG của Công ty CP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) với giá mục tiêu 39.100 đồng/cp (+69%), dựa trên 3 luận điểm chính:
1. Định hướng trong 2022-2030 Nam Long trở thành Nhà phát triển Khu đô thị tích hợp với việc triển khai đồng loạt các khu đô thị lớn theo mô hình KĐT Hiện đại (“Modern Township”) và đa dạng hóa các phân khúc nhà ở tại các KĐT. Ngoài ra NLG còn mở rộng mảng kinh doanh cốt lõi sang BĐS thương mại, quản lý KĐT và đầu tư hệ sinh thái. Với việc phát triển KĐT tích hợp NLG sẽ có cơ hội triển khai nhiều dòng sản phẩm đa dạng trung – cao cấp (“mid-end, high-end”) bên cạnh duy trì dẫn đầu phân khúc “vừa túi tiền” có thị trường bền vững như Ehome/Flora/Valora.
2. Chính sách sản phẩm được phát triển phù hợp, lãi suất tăng có thể gây khó khăn đối với nhà đầu cơ tuy nhiên cụ thể đối với dòng sản phẩm Affordable (“Vừa túi tiền”) có thể “xuyên thủng thị trường” kể cả ở những giai đoạn khó khăn như 2011-2013. Bên cạnh đó, chính sách thanh toán cũng được xây dựng với các phương án giãn tiến độ thanh toán cho KH và sử dụng vốn/ trả chậm/ ứng vốn trước đối với các đối tác công ty xây dựng VN (lãi suất thấp hơn 5,5-6,5% so với nhà phát triển 9-11%) và các nhà thầu quốc tế. Việc tìm kiếm nguồn vốn giá rẻ khắp thế giới cũng là ưu tiên hàng đầu của NLG.
3. Cấu trúc vốn: Chiến lược gọi vốn ở cấp độ dự án cho phép quay vòng vốn nhanh hơn, dòng vốn quay lại sớm hơn dùng cho việc phát triển quỹ đất trong tương lai. Cấu trúc vốn này cũng cho phép tỷ số Net D/E kiểm soát ở mức lành mạnh.
Rủi ro đầu tư: 1. Lãi suất tăng mạnh hơn dự kiến: Xu hướng lãi suất tăng đang gây khó khăn cho cả thị trường, đây là mối quan tâm lớn nhất của NLG và trong bối cảnh đó, NLG cũng chịu tác động từ cả chiều sử dụng vốn của nhà phát triển (cung) và chiều tài chính của người mua nhà (cầu).
2. Với việc thị trường vốn (tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp) bị kiểm soát chặt hơn, rủi ro liên quan khả năng huy động vốn để tài trợ các dự án đang hiện hữu rõ rệt. Tuy nhiên, cũng chính vì thế dòng vốn sẽ mang tính chọn lọc cao hơn, ưu tiên những công ty minh bạch và chuyên nghiệp như NLG.
3. Rủi ro pháp lý: Các văn bản pháp lý còn chống chéo, ví dụ Luật Đất đai và Luật Kinh doanh BĐS chưa đồng bộ làm chậm trễ quá trình phê duyệt dự án và ảnh hưởng hiệu quả các dự án. Tuy nhiên các quy định mới được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn trong phê duyệt giúp thị trường sôi động trở lại.
Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) vừa công bố KQKD sơ bộ Tháng 10/2022: Doanh thu thuần (DTT) tăng 42,3% y/y, đạt 2.960 tỷ (+17,6% m/m), vượt đỉnh lịch sử, trong khi lợi nhuận ròng tăng 56,4% m/m lên 147 tỷ (+22,5% y/y). Kết quả tương đối sát với kỳ vọng của BVSC. Lũy kế 10T22, DTT và LN ròng của PNJ lần lượt đạt 28.525 tỷ (+95,5% y/y) và 1.487 tỷ (+113,3% y/y), hoàn thành 90%/83% dự báo tương ứng cho 2022 của BVSC.
Doanh thu có xu hướng tăng, tương đối sát kỳ vọng: Hỗ trợ bởi nhu cầu theo mùa, DTT Tháng 10 của PNJ tăng mạnh 42,3% y/y lên 2.960 tỷ (+17,6% m/m). Tăng trưởng doanh thu ghi nhận trên các phân khúc chính. Doanh thu bán lẻ Tháng 10 của công ty tăng vọt 42,6% y/y, đạt 1.937 tỷ (+20,7% m/m) – mức cao thứ hai lịch sử, duy trì xu hướng tăng từ đầu năm đến nay – thiết lập các mức cao lịch sử mỗi tháng. Với kết quả vượt trội, BVSC hiểu rằng: (1) PNJ tiếp tục hưởng lợi từ việc khách hàng chuyển sang ưa chuộng các sản phẩm có thương hiệu hơn các sản phẩm không thương hiệu; và (2) lạm phát cho thấy tác động hạn chế lên nhóm khách hàng trung lưu và giàu có của PNJ cho đến hiện tại.
BLN hoạt động của PNJ trong Tháng 10 cải thiện đạt 7,3% (+150 bps m/m; -30 bps y/y), chủ yếu nhờ OpEx/ DTT giảm xuống 9,8% (-190 bps m/m; -50 bps y/y). BLN gộp duy trì ở mức hợp lý là 17,1%, chủ yếu do: (1) gia tăng tỷ trọng vàng miếng; và (2) nỗ lực của Công ty trong việc thâm nhập các thị trường cấp thấp hơn. Lũy kế 10T22, BLN tương đối phù hợp với ước tính của BVSC cho cả năm.
Vị thế tài chính của PNJ cuối 3Q22 duy trì mạnh mẽ. Tiền mặt và tiền gửi là 1.575 tỷ (12,6% tổng tài sản). PNJ duy trì không vay nợ dài hạn, trong khi nợ ngắn hạn giảm còn 1.746 tỷ (-35,9% ytd), sau đợt thành tăng vốn thành công trong Tháng 2/2022. Do đó, vị thế nợ của PNJ thu hẹp nhanh chóng, từ 2.364 tỷ cuối 4Q21 xuống 170 tỷ trong 3Q22. Đòn bẩy giảm đáng kể, với tỷ lệ ròng D/E ở mức thấp là 0,02x. Chi phí tài chính ròng thấp, chiếm khoảng 0,3-0,5% của doanh thu thuần 1Q21-3Q22.
Theo đó, VND duy trì khuyến nghị Outperform với giá mục tiêu 119.914 đồng/cp (Upside: 17%), Với KQKD T10/22 đạt mức kỳ vọng, BVSC giữ nguyên dự báo KQKD 2022-23 cho PNJ. Cụ thể, dự báo lợi nhuận ròng cho năm 2022-23 lần lượt là 1.794 tỷ (tăng mạnh 73,7% y/y) và 1.962 tỷ (tăng 9,3% y/y). Ở mức giá hiện tại, PNJ đang giao dịch tại mức P/E lần lượt là 13,4x (giữa 2023) và 12,8x (2023), chiết khấu 25-29% so với trung bình 5 năm là 18,0x.
BVSC ưa thích PNJ, vì: (1) độ tiếp xúc lớn và riêng biệt với tầng lớp trung lưu và giàu có đang phát triển ở Việt Nam, sẽ chống chịu tốt trước áp lực lạm phát lẫn suy thoái kinh tế từ các quốc gia khác; (2) sức mạnh bảng cân đối kế toán giúp hưởng lợi trong môi trường lãi suất tăng và biến động tỷ giá; và (3) định giá hợp lý. PNJ hiển nhiên là bên hưởng lợi chính từ sự hợp nhất ngành trong dài hạn.
Trong 9 tháng kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2022, doanh thu thuần của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty CP (HOSE: POW) giảm nhẹ 1,9% so với cùng kỳ xuống 20.566 tỷ đồng và LNST giảm xuống 1.591 tỷ đồng (-22% YoY) và hoàn thành lần lượt 82% và 77% so với dự báo của PHS cho năm 2022. Đây là kết quả khả quan nhờ giá bán điện bình quân tăng 18% YoY trong khi sản lượng giảm mạnh (-17% YoY) do sự cạnh tranh gay gắt từ năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió đang phát triển nhanh cùng thủy điện với điều kiện thủy văn đặc biệt thuận lợi nhờ La Nina.
PHS kỳ vọng Doanh thu thuần của công ty sẽ tăng mạnh trong năm 2023. Theo đó, Doanh thu thuần có thể đạt 31.982 tỷ đồng và LNST cũng có thể lên đến 2.847 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 25% và 31% so với con số dự kiến của 2022F. Kể từ 2022Q1, Biên lợi nhuận gộp đã phục hồi nhanh chóng nhờ giá bán thuận lợi trong bối cảnh cả nước thiếu than cho sản xuất điện than. PHS kỳ vọng Biên lợi nhuận gộp và Biên lợi nhuận ròng sẽ ổn định lần lượt ở mức 13% và 9% vào năm 2023F.
Điểm nhấn đầu tư: (1) Sự phục hồi về doanh thu và lợi nhuận có thể xảy ra trong năm 2023F, nhờ khả năng quay lại của nhiệt điện, do hiện tượng La Nina có thể qua đi từ đầu năm 2023F và cuốn đi ưu thế thuận lợi của thủy điện. Theo đó, PHS dự báo tổng sản lượng có thể đạt khoảng 17.462 triệu kWh trong năm 2023F, tương đương mức tăng trưởng cao lần lượt là 41% và 19% so với năm 2022F và 2021.
(2) Công ty đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng 2 nhà máy điện LNG mới là Nhơn Trạch 3 và 4 với tổng công suất thiết kế 750MW mỗi nhà máy. PHS kỳ vọng dự án sẽ tạo ra sản lượng tăng thêm gần 5,600 triệu kWh/năm vào năm 2026F sau khi hoàn thành, và sẽ hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng dài hạn của công ty.
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, PHS ước tính giá trị hợp lý là 13.800 đồng/cp. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị MUA với mức tăng giá tiềm năng là 37%. Trong định giá này, PHS không tính đến nhà máy điện LNG Quảng Ninh 1.500MW do sự không chắc chắn và thiếu thông tin cần thiết.
Bên cạnh đó, PHS nâng lãi suất phi rủi ro tính đến thời điểm hiện tại lên 5% (từ mức 3,5%) để dự tính các động thái sắp tới của lãi suất trong bối cảnh chính sách tiền tệ đang bị thắt chặt.
Rủi ro: (1) Biến động bất lợi của giá nhiên liệu đầu vài; (2) Sự thay đổi bất lợi trong chính sách điều hành của chính phủ; (3) Rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng rõ nét.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|