Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HOSE: VCB) ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan trong 9 tháng đầu năm 2022, động lực chính đến từ khoản thu nhập lãi thuần tăng 22% so với 9 tháng đầu năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 20.000 tỷ đồng, tăng 29% so với 9 tháng đầu năm 2021. Định giá cổ phiếu ở mức 87.000 đồng/cp, MBS khuyến nghị GIỮ cổ phiếu VCB.
MBS Khuyến nghị giữ cổ phiếu VCB. Hình minh họa |
Kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan. Tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm tăng 18% so với 9 tháng đầu năm ngoái, với động lực chính đến từ khoản thu nhập lãi thuần tăng 22% so với cùng kỳ. Ngoài ra, trước diễn biến phức tạp trên thị trường chứng khoán năm 2022, thu nhập ngoài lãi chỉ ghi nhận tăng nhẹ 7% so với 9T2021, chủ yếu do khoản lỗ ghi nhận ở mảng hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán (lỗ 120 tỷ svck ghi nhận lãi 120 tỷ).
Chất lượng tài sản cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu giảm 31,5% svck, ở mức 0,8%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 tiếp tục giảm, đạt 0,36%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 402%.
Ngân hàng có tổng tài sản đạt 1.650 nghìn tỷ đồng, và cũng vượt qua mức kế hoạch đặt ra vào đầu năm nay của ngân hàng. . Tổng dư nợ tín dụng tăng 17.4% trong năm nay, đạt 1.141 nghìn tỷ đồng (đã bao gồm khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp).
Định giá cổ phiếu: Tại mức giá hiện tại 79.200 đồng/cp, MBS khuyến nghị GIỮ với cổ phiếu VCB, với giá mục tiêu sau 12 tháng là 87.000 đồng/cp theo phương pháp kết hợp R/I và P/B.
Trong 9 tháng 2022, Công ty CP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) ghi nhận doanh thu thuần 55,6 ngàn tỷ đồng (-14,3% yoy) và LNST-CĐTS 3,1 ngàn tỷ đồng (+46,8% yoy) thấp hơn nhiều so với kỳ vọng hồi đầu năm của BVSC.
Masan Consumer: có dấu hiệu chững lại rõ nét, đặc biệt ở mảng Gia vị và Thực phẩm đóng gói từ nền rất cao của năm ngoái, trong khi các mảng như Đồ uống và Chăm sóc gia đình vẫn duy trì mức phục hồi ấn tượng. MSN cho rằng đã hơi lạc quan trong việc đánh giá sức mua và xây dựng kế hoạch hồi đầu 2022. Tập đoàn đã chủ động giảm tải cho hệ thống phân phối trong Q2-Q3, qua đó chuẩn bị cho mùa bán hàng cao điểm cho Tết 2023 vào cuối năm.
WinCommerce: dù cải thiện về nhiều mặt nhưng chưa thể đóng góp nhiều hơn về lợi nhuận so với năm trước do áp lực lớn về mở rộng cửa hàng trong 9 tháng đầu 2022. Mô hình WIN mới đang có kết quả ban đầu khá khích lệ và việc nhân rộng trong 2023 sẽ là một câu chuyện thú vị để quan sát.
Masan Meatlife: sản phẩm MeatDeli sau khi tăng độ phủ nhanh sau 2 năm 2020 – 2021 thì tạm thời đang chững lại do nhiều lý do: (i) cạnh tranh gay gắt ở thị trường thịt mát; (ii) người dân vẫn ưu tiên lựa chọn mô hình truyền thống có giá rẻ để tiết kiệm trong bối cảnh kinh tế khó khăn, v.v.
Masan Hi-Tech Materials: tiếp tục là điểm sáng nhờ giá đầu ra duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất cũng tăng mạnh nên tăng trưởng của MSR không đạt như kỳ vọng của BVSC như hồi đầu năm.
Giảm dự báo 2022 – 2023: Năm 2022, BVSC dự báo doanh thu đạt 78,2 ngàn tỷ (-11,8% yoy) và LNST-CĐTS 3,4 ngàn tỷ (-60,4% yoy). Năm 2023, BVSC dự báo doanh thu đạt 89,3 ngàn tỷ (+14,3% yoy) và LNST-CĐTS 3,9 ngàn tỷ (+14,5% yoy). EPS 2022 – 2023 lần lượt là 2.385 và 2.731 đồng/cp, tương với P/E dự phóng 39,8x và 34,8x.
Khó khăn trong ngắn hạn, câu chuyện dài hạn vẫn sáng. BVSC vẫn lạc quan về câu chuyện ngành Tiêu dùng của MSN, đó là phục vụ các nhu cầu chưa được khai phá hoặc chưa được đáp ứng đúng mức của người tiêu dùng thế hệ mới. Đó là sự bùng nổ của đa dạng hoá, tiện lợi hoá, cao cấp hoá sản phẩm; sự quan tâm ngày một nhiều đến các vấn đề về chất lượng, an toàn sức khoẻ; sự chuyển dịch hành vi mua sắm từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại và đa kênh v.v. Tuy nhiên trong ngắn hạn, BVSC cho rằng chiến lược này sẽ gặp phải một số khó khăn khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh sức mua giảm do thất nghiệp, lạm phát, tín dụng thắt chặt và giá cả các loại tài sản tích luỹ giảm mạnh.
Khuyến nghị đầu tư: BVSC đưa ra giá mục tiêu 116.000 đồng/cp và khuyến nghị OUTPERFORM đối với MSN, trong đó BVSC có tăng chiết khấu định giá SoTP từ 5% lên 15% để phản ánh độ nhạy của những cổ phiếu tăng trưởng (P/E cao) với môi trường lãi suất tăng và những khó khăn/rủi ro kinh doanh trong 6 – 12 tháng tới.
BSC khuyến nghị theo dõi đối với mã cổ phiếu VNM của Công ty CP Sữa Việt Nam với giá 87.000 đồng/cp, upside 12% so với giá ngày 14/12/2022 với phương pháp DCF và P/E, với tỷ trọng là 50% - 50%.
BSC kì vọng DTT và LNTT của VNM năm 2022 lần lượt đạt 60.727 tỷ đồng (-0,3%YoY) và 8.836 tỷ đồng (-16%YoY), tương đương EPS = 3.765 đồng và PE FW=20.6 lần
Kỳ vọng năm 2023: DTT và LNTT ước tính lần lượt đạt 61.883 tỷ đồng (+1,9%YoY) và 10.354 tỷ đồng (+17,8%YoY), tương đương EPS FW 2023= 4.411 đồng, P/E FW= 17,6 lần. Động lực tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 40,6% (2022E) lên 43,6%(2023F) nhờ mức nền tăng giá sữa từ Q2/2022 và kì vọng giá nguyên liệu suy giảm trong 2023.
Luận điểm đầu tư: Sức mạnh từ nội tại doanh nghiệp đầu ngành sữa (~60% thị phần) – sở hữu tổng đàn dẫn đầu cả nước giúp VNM đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và năng lực tài chính lành mạnh; Biên lợi nhuận gộp năm 2023 được hỗ trợ 2,9 điểm phần trăm so với cùng kì 2022 nhờ (1) Mức tăng giá bán từ 1%-2% so với cùng kì và (2) gía NVL có dấu hiệu hạ nhiệt về mức đầu năm 2021
Rủi ro: Biến động giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến biên lợi nhuận; Mất thị phần do đối mặt với cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trong ngành.
Mặc dù nhu cầu nội địa trong Q3/22 dần phục hồi sau nỗ lực tái cấu trúc kênh phân phối trong Q2/22, giúp doanh thu tăng +10%QoQ – tương đương cùng kì năm 2021, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn suy giảm -22%YoY do (1) biên lợi nhuận gộp giảm 3.4 điểm cơ bản do mức tăng giá đầu ra ~5% YoY chưa đủ bù đắp mức tăng giá NVL đầu vào ước tăng từ 20%-25%YoY và (2) tác động của chi phí tài chính tăng +125%YoY – tương đường 3,4% LNST do chi phí sử dung vốn tăng +72,6%YoY và lỗ hoạt động tài chính +6,43 lần so với cùng kì.
VCSC điều chỉnh giảm 46% giá mục tiêu xuống 33.900 đồng/cp nhưng duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel (VTP) do giá cổ phiếu đã giảm 48% trong 3 tháng qua.
Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC là do (1) VCSC nâng giả định WACC thêm 90 điểm cơ bản lên 12,0%, (2) VCSC điều chỉnh giảm 56% P/E mục tiêu xuống 11,0 lần và (3) VCSC điều chỉnh giảm 5% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2025, được bù đắp một phần nhờ hiệu ứng tích cực từ việc cập nhập mô hình định giá mục tiêu đến cuối năm 2023.
VCSC dự phóng doanh thu năm 2023 đạt 26 nghìn tỷ đồng (+10% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 405 tỷ đồng (+12% YoY). VCSC dự báo mảng dịch vụ chuyển phát sẽ dẫn dắt tăng trưởng doanh thu nhờ đà tăng trưởng mạnh của mảng thương mại điện tử, bị ảnh hưởng một phần khi VCSC dự phóng sức tiêu dùng yếu hơn trong năm 2023. VCSC dự báo tăng trưởng lợi nhuận sẽ chững lại do sự cạnh tranh gay gắt và biên lợi nhuận thấp của mảng dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Chứng khoán phiên chiều 21/12: Cổ phiếu ngân hàng "đỡ" VN-Index không lún quá sâu Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 21/12 chứng kiến sự đảo chiều mạnh cuối phiên, cổ phiếu ngân hàng gồng gánh giúp VN-Index ... |
Khối ngoại mua ròng đột biến hơn 1.200 tỷ đồng cổ phiếu EIB phiên 21/12 Phiên giao dịch ngày 21/12, khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh giải ngân cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt với giá trị mua ... |
VNDirect gọi tên 8 nhóm cổ phiếu triển vọng năm 2023 Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định việc Trung Quốc dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong nước từ đầu tháng 12 và ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|