Theo thông tin mới nhất từ Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (HOSE - Mã: PVT), doanh thu 8 tháng đầu năm ước đạt 4.930 tỷ đồng, tăng 3% và lợi nhuận trước thuế ước đạt 621 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ (svck). Trước đó, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm cho thấy, doanh thu đạt 3.590 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 39% svck. Lĩnh vực vận tải tiếp tục đạt kết quả kinh doanh vượt trội khi doanh thu đạt 2.586 tỷ đồng, tăng 4% và lợi nhuận gộp đạt 476 tỷ đồng, tăng mạnh 51% svck.
Trong 8 tháng đầu năm, công ty đã đầu tư và thuê mua thêm 4 tàu mới với tải trọng gần 160.000 DWT và tiếp tục nhận thêm khoảng 3-4 tàu mới trong những tháng cuối năm. Theo kế hoạch, Tổng công ty mẹ và các công ty thành viên sẽ đầu tư thêm khoảng 14 tàu mới với tổng giá trị đầu tư khoảng 7.600 tỷ đồng, trong đó nhắm tới các tàu vận tải dầu thô lớn cỡ VLCC, Aframax, tàu khí hóa lỏng VLGC và các tàu sản phẩm cỡ trung 15.000-20.000 DWT.
Giá cước vận tải dầu khí dự báo sẽ hồi phục từ cuối năm 2021 sang đầu năm 2022: Nhu cầu dầu được dự báo tăng lên mức 101 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021 và tăng lên mức 103 triệu thùng/ngày vào cuối 2022. Nhóm OPEC+ cũng đã quyết định gia tăng sản lượng khai thác dầu thêm 0,4 triệu thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 8.2021 đến tháng 9.2022 nhằm đáp ứng nhu cầu dầu toàn cầu. Điều này làm tăng nhu cầu vận tải dâu thô và dầu sản phẩm, kỳ vọng sẽ làm tăng giá cước vận tải dầu trên thị trường.
Theo dự thảo Quy hoạch phát triển ngành điện 8, quy mô các nhà máy điện khí hóa lỏng nhập khẩu đạt 4.000 MW vào năm 2025 và tăng lên 18.000 MW vào năm 2030, tương ứng với nhu cầu sử dụng LNG khoảng 2.8 triệu tấn năm 2025 và tăng lên 12 triệu tấn vào năm 2030. Chúng tôi đánh giá đây là thị trường vận tải mới đầy tiềm năng đối với công ty trong chiến lược phát triển trung và dài hạn.
Trong 6 tháng cuối năm, cùng với việc tiếp tục bổ sung thêm các tàu mới, hoạt động của đội tàu cơ bản ổn định khi phần lớn tham gia thị trường vận tải quốc tế với các hợp đồng cho thuê định hạn, ít bị ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh trong nước. MBS dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối năm lần lượt đạt 4.360 tỷ đồng và 578 tỷ, đưa doanh thu và lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 7.952 tỷ và 1.128 tỷ đồng, tăng 8% so với 2020.
MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVT với giá mục tiêu VND 29.800 trên cơ sở (i) Hiệu quả kinh doanh tiếp tục tăng lên ngay cả khi giá cước vận tải dầu vẫn đang ở mức thấp; ii) Đội tàu vận tải tiếp tục được đầu tư trẻ hóa và gia tăng năng lực chuyên chở; iii) Giá cước thuê tàu kỳ vọng sẽ tăng lên từ cuối 2021 sang đầu năm 2022 khi sản lượng khai thác và chế biến dầu toàn cầu tăng; iv) Khả năng mở rộng sang lĩnh vực vận tải khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầy tiềm năng trong trung và dài hạn.
MBS xác định giá mục tiêu của PVT vào khoảng VND 29.800 dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh PE, PB với nhóm các công ty vận tải dầu khí quốc tế. Giá mục tiêu tương ứng với P/E forward là 13,9 lần.
Cổ phiếu PTB (CTCP Phú Tài – sàn HOSE) đã hình thành phiên bứt phá sau khi tạo mô hình 2 đáy tại ngưỡng 94.5 và 96.5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20, MA50 và báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 105.5, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 115.4 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 98.45.
Khuyến nghị mua cổ phiếu ITD với giá mục tiêu 28.100 đồng/cp
Kết quả kinh doanh quý 1 năm 2021/22, CTCP Công nghệ Tiên Phong (HOSE - Mã: ITD) ghi nhận doanh thu đạt 70,8 tỷ (+8% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 3,5 tỷ (+20,2% YoY). Động lực tăng trưởng chính đến từ mảng Điện (+104% YoY) và Giao thông thông minh (+59% YoY). Mảng Giao thông thông minh tiếp tục tăng tỷ trọng đóng góp từ 22% lên 33%.
BSC cho rằng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong quý 1 năm tài chính khiến các dự án ghi nhận chậm hơn và ảnh hưởng một phần đến hoạt động kinh doanh.
QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ:
Tăng trưởng từ tăng đầu tư của Chính phủ vào Giao thông thông minh: BSC kỳ vọng ITD, thị phần lớn nhất trong thị trường ngách Giao thông thông minh, tăng trưởng mạnh trong 2 năm tới nhờ Chính phủ tập trung đầu tư Giao thông thông minh cho hạ tầng đường bộ.
Lợi nhuận đột biến từ công ty con CTCP Kỹ thuật điện Toàn Cầu (mã: GLT). BSC ước tính ITD sẽ ghi nhận 32,9 tỷ lợi nhuận đột biến từ việc GLT bán trạm BTS (đã tính tỷ lệ sở hữu là 50,42%), tương đương 93,7% lợi nhuận năm 20/21. BSC kỳ vọng lợi nhuận đột biến sẽ được ghi nhận vào quý 4/2021 (tương đương Q3 năm tài chính 20/21 của ITD).
RỦI RO: Trích lập dự phòng cho các dự án; Phụ thuộc vào chính sách đầu tư, tiến độ giải ngân của chính phủ và doanh nghiệp.
BSC đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu ITD với giá mục tiêu cho năm tài chính 2021/2022 là 28.100 đồng/cp, tương đương với mức upside 35% so với giá đóng cửa ngày 16/9/2021 dựa trên hai phương pháp định giá PE/FCFF với tỷ trọng 50%/50%.
Trong Quý 2/2021, Tổng CTCP Bảo Minh (HOSE - Mã: BMI) ghi nhận phí bảo hiểm gốc đạt 1.100 tỷ đồng (+10,3% YoY), phí bảo hiểm thuần đạt 896 tỷ đồng (+7,3% YoY), tỷ lệ giữ lại là 72,2% so với 74,9% của cùng kỳ năm 2020 và tỷ lệ kết hợp 97,8%, tỷ lệ thất thoát là 34,9%. Thu nhập tài chính ròng trong kỳ đạt 41 tỷ đồng (-41% YoY). LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 50 tỷ đồng, ngang bằng với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm, BMI ghi nhận tổng phí bảo hiềm gộp đạt 2.175 tỷ đồng (+6,9% YoY) và LNST đạt 120 tỷ đồng (+31,6% YoY).
Cho năm 2021, BMI đặt mục tiêu LNTT đạt 277 tỷ đồng (+20% YoY), tổng phí bảo hiểm đạt 5 nghìn tỷ đồng (+9,5% YoY). BMI sẽ chia cổ tức tiền mặt cho năm 2020 ở mức 20% và chia cổ tức cổ phiếu cho năm 2021 cũng ở mức 20%.
Đối với việc thoái vốn của SCIC tại BMI, hiện tại vẫn chưa có được phê duyệt cuối cùng do những thay đổi trong Luật Chứng khoán. Bên cạnh đó, Nghị định 140 quy định việc thoái vốn tài sản Nhà nước hiện chưa thực sự rõ ràng và là lý do cản trở việc SCIC thoái vốn khỏi BMI. Tuy vậy chúng tôi cho rằng việc SCIC và AXA thoái toàn bộ 67% cổ phần sẽ là yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
Ở mức giá hiện tại, BMI đang được giao dịch tại P/B dự phóng là 1,6x. Mức Stock Rating của BMI ở mức 82 điểm cho nên chúng tôi đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này, nhưng Sức mạnh giá dưới 80 điểm cho nên các NĐT ngắn hạn chỉ nên xem xét mua với tỷ trọng thấp dưới 5%.
Đồ thị giá của BMI tăng về mức kháng cự ngắn hạn 36.31 với KLGD tăng 55% so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng về mức tối ưu khi Sức mạnh giá trên 80 điểm.
Tiếp tục nắm giữ đối với cổ phiếu TLH
Mức Stock Rating của TLH (CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên – sàn HOSE) ở mức 88 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của TLH bứt phá hoàn toàn khỏi mô hình chủ nhật với KLGD vẫn trên mức trung bình 20 phiên cho thấy đồ thị giá đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức TĂNG và FSC duy trì mức mục tiêu kỳ vọng ngắn hạn 24.23 (theo báo cáo khuyến nghị ngày 31/08/2021 TẠI ĐÂY).
FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể tiếp tục NẮM GIỮ.
Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Tân An
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|