VCSC giữ nguyên khuyến nghị mua cổ phiếu VHM đối với Công ty CP Vinhomes nhưng giảm giá mục tiêu thêm 22,5% còn 82.900 đồng/cổ phiếu chủ yếu do VCSC tăng giả định WACC thêm 0,9 điểm phần trăm, áp dụng chiết khấu 15% cho định giá RNAV và giảm dự báo doanh số bán hàng giai đoạn 2023-2024 thêm 8%. VCSC tiếp tục cho rằng công ty có vị thế tốt để tận dụng câu chuyện tăng trưởng ngành bất động sản nhà ở của Việt Nam trong dài hạn nhờ vị thế dẫn đầu thị trường, quỹ đất lớn và các dự án phức hợp riêng biệt.
VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 đạt 30,8 nghìn tỷ đồng (-21% so với mức cơ sở cao của năm 2021), chủ yếu nhờ doanh thu bán lẻ và doanh thu bán buôn tại The Empire, The Crown và Grand Park. VCSC điều chỉnh giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 3% khi VCSC giảm dự báo doanh thu ghi nhận đối với Ocean Park và Smart City, phần nào được bù đắp bởi doanh thu bán buôn được ghi nhận là thu nhập tài chính trong 9 tháng đầu năm 2022. VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 đạt 34,3 nghìn tỷ đồng (+11% so với năm 2022), chủ yếu nhờ bàn giao tại The Empire và The Crown.
VCSC tăng dự báo giá trị hợp đồng bán hàng năm 2022 (không bao gồm giá trị hợp đồng dịch vụ xây dựng) thêm 12% đạt 101 nghìn tỷ đồng (+28% YoY) do doanh số bán hàng 9 tháng đầu năm 2022 cao hơn kỳ vọng trước đây của VCSC. VCSC dự báo giá trị hợp đồng bán hàng năm 2023 sẽ giảm 19% so với năm 2022 còn 82 nghìn tỷ đồng với sự đóng góp từ 5 đại dự án hiện tại của VHM. Ngoài ra, VCSC kỳ vọng VHM sẽ mở bán các dự án Wonder Park (~133 ha) và Cổ Loa (~385 ha), cả 2 dự án đều ở Hà Nội, vào năm 2024.
VCS (Công ty CP Vicostone) đang hình thành xu hướng hồi phục khá tốt sau khi tích lũy ngắn hạn quanh ngưỡng giá 50.0. Thanh khoản cổ phiếu nằm trên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng nhịp với đà tăng giá. Đường giá cổ phiếu nằm trên ngưỡng MA20 và MA50 với đường MA20 cắt lên MA50, cho thấy tín hiệu tích cực. Chỉ báo MACD và RSI đều ủng hộ xu hướng tăng. Khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 58.0 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng đỉnh cũ 70.5. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 53.3.
Sản lượng điện 9T22 của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) giảm 17% svck chủ yếu do sản lượng Vũng Áng 1 giảm. Giá bán trung bình tăng 18% svck do giá đầu vào tăng, DT giảm 1,9% svck đạt 20.556 tỷ đồng. LN gộp 9T22 giảm 7% svck với biên LN gộp giảm 4 điểm% khi Cà Mau 1 đại tu. Chi phí bán hàng & QLDN 9T22 tăng 32% svck do NT2 phải trích lập dự phòng, trong khi chi phí tài chính tăng 7% svck do lỗ tỷ giá tăng 426% svck. LN ròng Q3/22 giảm 86% svck, kéo LN ròng 9T22 giảm 34% svck xuống 1.210 tỷ đồng, hoàn thành 52% dự phóng của VND. Trong năm 2022, dự báo LN ròng sẽ giảm nhẹ 3,8% svck nhờ LN ròng Q4/22 tăng so với mức lỗ Q4/21. Tuy nhiên, dự phóng LN ròng năm 2022 sẽ thấp hơn 27% so với báo cáo trước của VND vì chi phí tài chính tăng và các thương vụ thoái vốn được chuyển sang năm 2023.
Trong 2023, VND dự báo DT và LN ròng tăng lần lượt 24%/61% svck lên 34.008/2.767 tỷ đồng, nhờ tổ máy 1 Vũng Áng 1 (600MW) trở lại, và 308 tỷ LN bất thường từ thoái vốn Điện Việt Lào. Trong 2024, sản lượng bổ sung từ Nhơn Trạch 3 sẽ là yếu tố giúp DT và LN ròng tăng lần lượt 23%/15,5% svck lên 42.049/3.197 tỷ đồng. Mặc dù NT3&4 hiện vẫn chưa chốt được các điều khoản về sản lượng trong PPA, VND dự kiến dự án sẽ vẫn có thể vận hành từ Q4/24 do tiến độ san lấp, giải phóng mặt bằng và thu xếp vốn tích cực.
Trong 9T22, POW ghi nhận tỷ lệ nợ vay/VCSH thấp khoảng 0,3 lần, với tỷ lệ vay USD chiếm 27% tổng nợ. VND nhận thấy áp lực từ lãi suất và tỷ giá sẽ cao hơn trong giai đoạn phát triển Capex sắp tới từ 2023-25. Chi phí tài chính sẽ tăng trung bình 45% trong thời gian này với tỷ lệ nợ vay/VCSH đạt 1,1 lần trong 2025. Bên cạnh đó, POW sẽ vay khoảng 900 triệu USD theo dạng tín dụng xuất khẩu (ECA) và vay thương mại, do đó giá trị khoản vay quy đổi lớn hơn do tỷ giá USD/VND tăng có thể làm giảm hiệu quả của dự án.
Theo đó, VND duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 18.400 đồng/cp. VND giảm giá mục tiêu xuống 9,8% so với báo cáo trước đó do (1) Tăng lãi suất phi rủi ro lên 4%; (2) Giảm EPS 2022/23/24 xuống 26,7%/0,7%/20,9%. Giá mục tiêu dựa trên tỷ trọng tương đương của phương pháp DCF và EV/EBITDA. Rủi ro giảm giá gồm (1) Nguồn cung nhiên liệu (than, khí…) thiếu hụt làm giảm sản lượng & (2) Thời gian hoàn thành dự án Nhơn Trạch 3&4 dài hơn dự kiến. Tiềm năng tăng giá bao gồm sản lượng huy động nhiệt điện cao hơn dự kiến.
Nợ ròng trên vốn chủ sở hữu của Công ty CP Tập đoàn Nam Long (HOSE: NLG) đạt 5%, 450 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong 2023 trong tổng số 2.610 tỷ đồng tổng trái phiếu được ghi nhận cuối quý III/2022. Tuy nhiên, công ty đang đối mặt với rủi ro lãi suất khi 60% tổng nợ (4.537 tỷ đồng) đang áp dụng lãi suất thả nổi.
Công ty vẫn có mức xếp hạng tín dụng cao và được ngân hàng Standard Charterd Việt Nam cấp hạn mức tín dụng 530 tỷ đồng để trả chi phí xây dựng cho dự án Izumi. Lãi suất cho vay khoảng 10,2%/năm cho kì hạn 3,5 năm. Bên cạnh đó, công ty sẽ được nhận thêm 500 tỷ đồng từ trái phiếu IFC và thu nhập đến từ thoái vốn, ghi nhận 50% của 941,4 tỷ đồng trong tháng 12/2022.
NLG đã điều chỉnh kế hoạch doanh số hợp đồng từ 23,3 nghìn tỷ đồng xuống còn 12,3 nghìn tỷ đồng trong 2022F (tăng 2.08x so với năm trước đó). Kết quả kinh doanh 2022F có thể đạt 6 nghìn tỷ đồng doanh thu và 905 tỷ đồng lợi nhuận công ty mẹ, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch trong lần họp ĐHCĐ lần lượt là 7,1 nghìn tỷ đồng/1,2 nghìn tỷ đồng.
Ban lãnh đạo cho rằng, vì hoàn thiện khung pháp lý chậm hơn dự kiến và sự thiếu hỗ trợ các khoản cho vay mua nhà, đặc biệt là các dự án Cần Thơ, Izumi đã làm giảm mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
KIS sẽ đánh giá lại các khoản lợi nhuận và doanh số hợp đồng trong 2022F-23F để phản ảnh đúng bối cảnh thu nhập của NLG. KIS đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 45.300 đồng/cp.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|