Công ty CP Vincom Retail (HOSE: VRE) là thành viên thuộc hệ sinh thái của tập đoàn Vingroup chuyên hóa trong lĩnh vực đầu tư phát triển trung tâm thương mại để cho thuê mặt bằng bán lẻ. Tính đến thời điểm tháng 5/2023, VRE là doanh nghiệp đứng đầu về quy mô diện tích sàn thương mại cũng như doanh số cho thuê tại Việt Nam.
TPS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VRE. Hình minh họa |
Trong giai đoạn 2014-2022, VRE đã nâng số lượng TTTM quản lý từ 6 lên 83 địa điểm, diện tích sàn thương mại đạt 1,75 triệu m2 (CARG 17%). Doanh thu cho thuê cũng gia tăng mạnh đạt 6.812 tỷ đồng vào 2022, tương đương mức tăng trưởng CARG 17% trong giai đoạn 2014-2022. Biên lợi nhuận ròng từ hoạt động cho thuê cũng duy trì ở mức 71%, tương đương với giai đoạn trước khi ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
VRE công bố kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh với doanh thu và lợi nhuận ròng đạt lần lượt 1.943 tỷ đồng và 1.024 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng lần lượt 42% và 171% so với cùng kỳ.
TPS dự phóng VRE sẽ đạt mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 9.162 tỷ đồng và 3.870 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 24,5% so với năm trước và 39,4% trên các cơ sở (1) hoạt động cho thuê TTTM tiếp tục tăng trường do dừng chương trình hỗ trợ Covid[1]19 đối với các khách thuê và đưa vào vận hành 2 TTTM mới; (2) Bàn giao các sản phẩm nhà phố tại Vincom Shophouses Quảng Trị và Vincom Shophouses Điện Biên từ quý II/2023, tính đến quý I/2023 đã ghi nhận lượng bán đạt 2.355 tỷ đồng.
TPS kết hợp 3 phương pháp SoTPs, P/E và P/B để đưa ra giá mục tiêu VRE là 35.100 đồng/CP, upside 25,1% so với giá đóng cửa ngày 11/05/2023. Theo đó, VRE đang giao dịch ở mức P/E khoảng 18.6 lần và P/E forward khoảng 14,6 lần, thấp hơn mức bình quân lịch sử 35,2 lần. TPS khuyến nghị mua vào dành cho cổ phiếu VRE.
Rủi ro: (1) lạm phát và kinh tế giảm tốc ảnh hưởng nhu cầu tiêu dùng và sự phục hồi của ngành bán lẻ; và (2) tiến độ khai trương của các Trung tâm thương mại và bàn giao của các dự án Shophouse chậm hơn dự kiến.
Công ty CP Lizen (HOSE: LCG) ghi nhận doanh thu trong Q1/2023 đạt 242 tỷ đồng, tăng 34% YoY, LNST đạt 10 tỷ, giảm 80% YoY, hoàn thành lần lượt 9% và 7% kế hoạch cho 2023. Doanh thu LCG tăng mạnh đến từ mảng xây dựng cốt lõi. Tuy nhiên, lợi nhuận giảm chủ yếu do cùng kỳ LCG có khoản lợi nhuận bất thường từ thoái vốn Licogi 16 Ninh Thuận (64 tỷ đồng). Biên lợi nhuận gộp Q1/2023 giảm xuống mức 14% (cùng kỳ 22,1%). Điểm tích cực là nợ vay giảm 60% YoY giúp cơ cấu tài chính lành mạnh hơn, chi phí lãi vay cũng giảm 53% YoY.
Năm 2023, LCG đặt kế hoạch với doanh thu và LNST lần lượt là 2.850 tỷ đồng (+183% YoY) và 150 tỷ đồng (-23% YoY). Mặc dù doanh thu kế hoạch tăng nhưng lợi nhuận giảm theo Ban lãnh đạo là vì một số gói thầu trong dự án cao tốc Bắc Nam có biên lợi nhuận thấp do mức giá chỉ thầu thấp hơn so với hình thức đấu thầu.
Tuy KQKD Q1/2023 chỉ đạt tỷ lệ nhỏ so với kế hoạch nhưng doanh thu mảng xây dựng, với tiến độ của các hợp đồng có sẵn, doanh thu dự kiến sẽ tăng dần trong các quý tới cho đến hết 2023. Mảng xây lắp được đảm bảo tăng trưởng doanh thu đến 2025 nhờ việc liên danh LCG đã trúng thầu 2 dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam, gói thầu XL02 dự án Vũng Áng – Bùng và gói XL01 dự án Vân Phong - Nha Trang, với tổng mô gần 10 nghìn tỷ đồng (doanh thu trung bình hàng năm tầm 1,500 tỷ đồng). Đây sẽ là động lực tăng trưởng trong 2023 theo xu hướng đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ.
Đối với mảng năng lượng tái tạo, LCG sẽ tập trung chính vào các công việc giai đoạn đầu cho 2 dự án Thăng Hưng - Gia Lai và Đình Lập - Lạng Sơn (tống vốn đầu tư 776 tỷ đồng), LCG đang chờ phê duyệt chính thức quy hoạch điện VIII và các cơ chế DPPA để có cơ sở triển khai dự án. Đối với mảng BĐS, FSC không đặt nhiều kỳ vọng do công ty vẫn đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, LCG đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 15.5x (tương ứng EPS TTM là 799 đồng). Mức Stock Rating của LCG ở mức 89 điểm cho nên FSC đánh giá mức xếp hạng tăng của cổ phiếu này ở mức TÍCH CỰC. Đồ thị giá của LCG đóng cửa tăng 3% với khối lượng giao dịch tăng mạnh so với mức khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của LCG có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá có thể sẽ sớm vượt hoàn toàn mức kháng cự 12.75. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của LCG cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.
Công ty CP Tập Đoàn PC1 (HOSE: PC1) ghi nhận doanh thu trong quý Q1/2023 đạt 1.505 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% YoY, LNST đạt 79 tỷ, giảm 56% YoY, hoàn thành 16% kế hoạch doanh thu và 16% kế hoạch LNST. Doanh thu Q1/2023 duy trì tăng trưởng nhờ doanh thu xây lắp và có thêm doanh thu từ mảng khu công nghiệp, ngược lại doanh thu từ bán điện giảm. Lợi nhuận giảm mạnh do biên lợi nhuận gộp thu hẹp xuống 20.0% (cùng kỳ 23,7%) và chi phí lãi vay tăng mạnh 81% YoY.
Năm 2023, PC1 đặt kế hoạch doanh thu với LNST lần lượt là 9.450 tỷ đồng (+13% YoY) và 551 tỷ đồng (-3% YoY), tuy nhiên PC1 hầu như đều vượt kế hoạch lợi nhuận trung bình khoảng 10% trong các năm qua. FSC cho rằng kế hoạch của PC1 đã phản ánh nhiều rủi ro bất lợi trong 2023 như 1) Quy hoạch điện VIII chậm tiến độ; 2) El Nino ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng điện thủy điện; 3) trích lập dự phòng nợ xấu tiềm tàng khoảng 100 tỷ đồng.
Trong bối cảnh hiện tại, các yếu tố vĩ mô như lãi suất, tỷ giá đang cải thiện tích cực và FSC cho rằng tình hình này có thể sẽ tiếp diễn đến cuối năm giúp PC1 đạt kết quả thực tế tốt hơn kế hoạch. Bên cạnh đó, việc Quy hoạch điện VIII nhiều khả năng sẽ thông qua sớm và EVN tăng giá điện sắp tới sẽ giúp PC1 thúc đẩy các dự án năng lượng nhanh hơn cũng như giảm rủi ro đối với khoản trích lập dự phòng phải thu của PC1 và công ty có thể sẽ hoàn nhập 1 phần dự phòng 100 tỷ này vào lợi nhuận. Ngoài ra, động lực tăng trưởng khác còn đến từ mỏ nickel đi vào hoạt động từ tháng 4/2023 sẽ tạo ra nguồn doanh thu mới cho PC1.
Đối với mảng KCN, trong 2023, PC1 sẽ mở rộng KCN Nomura (PC1 sở hữu 57%) thêm 200ha (diện tích hiện tại 158ha). Kế hoạch trong trung hạn là nâng quỹ đất KCN lên 1.500ha thông qua M&A.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, PC1 đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 11.6x (tương ứng EPS TTM là 3.219 đồng). Mức Stock Rating của PC1 ở mức 86 điểm cho nên FSC đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của PC1 đóng cửa tăng 2.8% với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức khối lượng trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của PC1 cũng có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá có thể sẽ sớm vượt hoàn toàn mức kháng cự 29.90 trong vài phiên tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của PC1 cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Chứng khoán phiên chiều 15/5: Lực bán gia tăng, VN-Index mất điểm đầy đáng tiếc Bước sang phiên giao dịch chiều ngày 15/5, VN-Index bật hồi chỉ trong 30 phút rồi nhanh chóng quay đầu khi áp lực bán gia ... |
Khối ngoại có thêm một phiên bán ròng mạnh ngày 15/5, tâm điểm tại cổ phiếu CTG Phiên giao dịch ngày 15/5, bên cạnh áp lực bán trong nước gia tăng, khối ngoại cũng có phiên bán ròng mạnh với giá trị ... |
Cập nhật tỉ lệ tiền mặt - cổ phiếu của các quỹ mở trên thị trường chứng khoán Hoạt động đầu tư của các quỹ mở có nhiều biến động trong thời gian vừa qua. Tính đến hết Q1/2023, tỷ lệ tiền mặt ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|