Mức Stock Rating của VND (CTCP Chứng khoán VNDirect - Sàn HOSE) ở mức 97 điểm, cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của VND đóng cửa tăng 0,3% với KLGD vẫn duy trì ở mức cao trên mức KLGD trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp, nhưng đồ thị giá vẫn đang giao dịch quanh mức kháng cự 35.0 trong bối cảnh rủi ro ngắn hạn của thị trường có chiều hướng tăng lên cho nên đồ thị giá khó có thể vượt hoàn toàn ngưỡng kháng cự 35.0.
FSC đã khuyến nghị mua cổ phiếu VND vào phiên 05/04/2022 với lợi nhaận tạm tinh là 3,54%. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể tiếp tục NẮM GIỮ cổ phiếu VND.
Trong Q1/2022, CTCP Thế Giới Số (HOSE – Sàn: DGW) lập kỷ lục mới về doanh thu ~6.957 tỷ đồng (+39%YoY), động lực tăng trưởng đến từ tất cả các ngành hàng. Trong đó, hai ngành hàng hàng cốt lõi là MTXT &MTB và ĐTDĐ đóng góp 85% tổng doanh thu của công ty, lần lượt đạt mức tăng trưởng 62%YoY và 36%YoY. Lợi nhuận sau thuế tăng 97% so với cùng kỳ, đạt 210 tỷ đồng. Kết quả này đã cán mốc kế hoạch DTT và vượt 5% kế hoạch LNST của Công ty. Ban lãnh đạo cũng đưa ra kỳ vọng cho kế hoạch Q2/2022 lạc quan như quý 1 với mức tăng trưởng DTT ~40%.
Kế hoạch kinh doanh 2022: Ban lãnh đạo DGW đưa ra kế hoạch kinh doanh 2022 của công ty với DTT và LNST mục tiêu 26.300 tỷ đồng và 800 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và 22% so với mức thực hiện năm 2021.
Mảng ICT vẫn là động lực tăng trưởng chính trong 2022: Ban lãnh đạo DGW nhận định ngành hàng ICT của Công ty duy trì tăng trưởng 2 chữ số (ước tính >20%) nhờ (1) Hưởng lợi từ chiến dịch phát triển mạng 5G và Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính Phủ (mục tiêu thị phần hàng xách tay Apple giảm từ 20-30% xuống còn 10% trong 2022); (2) Hưởng lợi giá bán sản phẩm ICT tăng hai chữ số do thiếu hụt chips toàn cầu tới cuối 2023; (3) Xu thế cao cấp hoá các sản phẩm điện thoại và Laptop, và (4) Dư địa tăng trưởng Laptop tại Việt Nam khá cao khi sản phẩm Laptop/ đầu người thấp hơn các nước trong khu vực. Đặc biệt, trong 2022, DGW kỳ vọng tiếp tục lập kỷ lục doanh thu mảng ĐTDĐ khi Xiaomi gia tăng thị phần vượt trội tại Việt Nam.
Công ty đẩy mạnh ngành hàng mới - thiết bị gia dụng trong 2022: DGW sẽ cho lên kệ các sản phẩm thiệt bị gia dụng của Whirlpool vào cuối tháng 4/2022. Mục tiêu dài hạn của Công ty là chiếm 8-10% trong thị trường thiết bị gia dụng (quy mô 2,4 tỷ USD). DGW nỗ lực tìm kiếm ngành hàng mới còn dư địa tăng trưởng lớn nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng ít nhất 25%/năm đến 2025 trong bối cảnh mức tăng trưởng ngành hàng ICT bắt đầu “hạ nhiệt”.
DGW dự kiến sẽ thực 1-2 deal M&A trong 2022 trong mảng FMCG. Công ty sẽ thâu tóm những công ty có quy mô nhỏ hơn so với DGW khoảng 20% để có sự tương đồng văn hóa kinh doanh. Thương vụ M&A của Công ty sẽ được sử dụng nguồn vốn từ LN chưa phân phối và đi vay chứ không phát hàng thêm cổ phiếu nhằm bảo vệ quyền lợi của Cổ đông. DGW chia thưởng tỷ lệ 90% và chính sách ESOP: DGW dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% năm 2021 và phát hành cổ phiếu cho Cổ đông hiện hữu từ VCSH với tỷ lệ 80%. Đồng thời, Công ty sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động (ESOP) năm 2022 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, theo tỷ lệ tối đa 2,5% tổng số cổ phiếu lưu hành.
Trong 2022, PSH ước tính DTT và LNST của DGW đạt đạt 27.623 tỷ đồng (+32%YoY) và 805 tỷ đồng (+22%YoY), kỳ vọng vượt kế hoạch kinh doanh của Công ty đã đề ra. Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, PSH đưa mức giá hợp lý cho cổ phiếu DGW 152.000 đồng/cổ phiếu. PSH sẽ cập nhật thêm thông tin về kết quả kinh doanh quý 2 và định giá cổ phiếu DGW trong báo cáo tiếp theo.
Rủi ro: (1) Ngàng hàng ICT dần tiến tới bão hòa; (2) Rủi ro phân phối ngành hàng mới; (3) Rủi ro mất vị thế phân phối độc quyền; (4) Rủi ro pha loãng
Tăng trưởng tín dụng hợp nhất 2021 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE - Mã: VPB) đạt 18,9%. Trong đó, con số này tại ngân hàng mẹ là 20,2% cùng mảng dư nợ cho vay tại FE Credit đã hồi phục cuối năm 2021, tăng 14,2% sau đà giảm mạnh do chịu ảnh hưởng từ dịch. Agriseco kỳ vọng trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng của VPB sẽ hồi phục mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào lợi nhuận khi nền kinh tế dần trở về bình thường, đặc biệt tại mảng tín dụng tiêu dùng. Ngân hàng đã đặt mục tiêu LNTT 2022 ấn tượng đạt mốc 29,7 nghìn tỷ đồng, tăng 107%yoy.
Việc gia hạn thỏa thuận hợp tác phân phối độc quyền bancassurance với AIA lên 19 năm dự kiến sẽ đem lại nguồn thu nhập đột biến ngoài lãi từ khoản upfront fee cho VPB. Bên cạnh đó, việc mua 97% cổ phần Chứng khoán ASC vừa qua cùng dự định sẽ mua lại công ty bảo hiểm OPES (công bố trong tài liệu ĐHCĐ) sẽ giúp ngân hàng mở rộng đa dạng hóa hệ sinh thái và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
VPB dự kiến tăng vốn điều lệ lên gần 80 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 thông qua (1) phát hành cổ phiếu từ nguồn VCSH tỷ lệ 50%, (2) phát hành riêng lẻ thêm 15% vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài và (3) phát hành ESOP tỷ lệ 0,675%. Điều này sẽ đưa VPB trở thành một trong những ngân hàng có Vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống, thúc đẩy mạnh mẽ hệ số an toàn vốn CAR và mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.
Chất lượng tài sản ngân hàng mẹ Q4/2021 có sự cải thiện với tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm còn 1,51% (từ mức 1,98% đầu năm) nhưng lại suy giảm tại FE Credit khi NPL tăng lên 13,6% (từ mức 6,6% đầu năm). Theo đó, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất 2021 của VPB đạt 3,6% tăng so với 2,9% cuối năm 2020. Agriseco đánh giá con số này sẽ được cải thiện mạnh mẽ trong thời gian tới (đặc biệt tại FE Credit) khi tình hình dịch dần được kiểm soát. Bên cạnh đó, VPB đã tăng cường trích lập dự phòng nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức 60,9% năm 2021 từ 48,9% (Q3/2021) sẽ tạo bộ đệm an toàn hơn về chất lượng tài sản.
Agriseco đánh giá, VPB là một trong những ngân hàng TMCP tư nhân có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong năm 2022. Mảng tín dụng tiêu dùng kỳ vọng hồi phục mạnh trở lại cùng việc đẩy mạnh ngân hàng số, đa dạng hóa hệ sinh thái và các kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới sẽ là những catalyst hấp dẫn để đầu tư ngân hàng này. Vì vậy, Agriseco khuyến nghị MUA cổ phiếu VPB với giá mục tiêu là 50.000 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 28,9%
Trong năm 2021, CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE - Mã: NT2) ghi nhận DTT và LNST lần lượt đạt 6,150 tỷ VNĐ (+1% yoy) và 537 tỷ VNĐ (-15% yoy), tương đương với 80% và 115% kế hoạch năm 2021. Sản lượng điện sản xuất 2021 đạt 3.2 tỷ kWh (-18% yoy), hoàn thành 69% KH năm, do nguồn nhiệt điện khí toàn hệ thống bị giảm công suất huy động. Chi phí lãi vay -47% yoy do NT2 đã hoàn thành trả hết nợ vay dài hạn có gốc ngoại tệ trong 2021. Tính đến cuối 2021, dư nợ vay của DN còn 210 tỷ VNĐ, chủ yếu là vay vốn lưu động.
BSC dự báo DTT và LNST trong năm 2022 của NT2 lần lượt đạt mức 7.495 tỷ đồng (+22% yoy) và 731 tỷ VNĐ (+37% yoy), EPS FW 2022 = 2.539 đồng/cp với giả định: (1) Sản lượng điện sản xuất năm 2022 đạt 3,52 tỷ kWh (+10% yoy) nhờ sự phục hồi trong 2H2022 khi La Nina kết thúc; (2) Giá nhập khí nhiên liệu trong năm 2022 đạt 9,1 USD/MMBTU (+16% yoy) và (3) Chi phí tài chính -69% yoy do không phải trả các khoản chi phí liên quan đến các khoản vay ngoại tệ.
Quan điểm đầu tư: Kỳ vọng phục hồi về KQKD của NT2 khi sản lượng điện hồi phục kể từ 2H2022; Dòng tiền ổn định từ năm 2022 giúp NT2 trả cổ tức ở mức cao hàng năm.
Rủi ro đầu tư, sản lượng mảng nhiệt điện khí có thể tiếp tục chịu sự cạnh tranh từ mảng điện tái tạo.
Theo đó, BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu 27.100 đồng/cp cho năm 2022 (tương đương upside 18,0% so với giá ngày 12/04/2022) dựa trên phương pháp EV/EBITDA mục tiêu = 6,0x.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Thiện Nhân
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|