Công ty CP Thế Giới Số (HOSE: DGW) đã tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu đạt tăng trưởng kép 38,6% trong 2018-22 để trở thành nhà phân phối ICT (các sản phẩm công nghệ thông tin) hàng đầu Việt Nam, vượt qua FPT Synnex và PET về doanh thu. Hiện tại, DGW là doanh nghiệp phân phối có số lượng POS lớn nhất với 6.000 (PET:1.700; FPT Synnex: 3.800), thống trị thị phần sản phẩm Xiaomi (~80%) cũng như là một trong những nhà phân phối ủy quyền lớn của Apple tại Việt Nam.
VND bắt đầu theo dõi DGW với khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu là 44.400 đồng/cp |
Với dân số hơn 100 triệu người và nhóm nhân khẩu học trẻ với 70% dưới 35 tuổi, trong đó, số đông dân số nắm bắt về xu hướng công nghệ, cũng như sự tăng trưởng của thương mại điện tử và sự mở rộng của tầng lớp trung lưu, đang kích thích nhu cầu về nhiều loại sản phẩm điện tử tiêu dùng và gia dụng với tốc độ tăng trưởng bền vững từ 6%-10% mỗi năm trong giai đoạn 2023-26, theo Euromonitor. Do vậy, các nhà phân phối như DGW, với khả năng cung cấp chuỗi dịch vụ phân phối toàn diện, từ nghiên cứu thị trường đến dịch vụ hậu mãi, đã được chứng minh bằng việc xây dựng thương hiệu Xiaomi từ con số không đến Top 3 trên thị trường điện thoại thông minh VN, sẽ sẵn sàng gặt hái thành công trong thị trường đầy màu mỡ này.
DGW đang đối mặt với một năm đầy thách thức trong năm 2023 khi tiêu dùng người dân suy giảm và sự thắt chặt tài chính tiêu dùng đối với sản phẩm không thiết yếu. VND ước tính doanh thu/LN ròng của DGW sẽ giảm 2,8%/28,9% svck trong năm 2023, trước khi quay trở lại chu kỳ tăng trưởng từ 2024. Trong 2024-26, khi nhu cầu ICT phục hồi, đặc biệt là các sản phẩm của Xiaomi và Apple, kết hợp với việc DGW mở rộng sang các mảng kinh doanh khác, như sản phẩm thiết bị gia dụng (Whirlpool, Xiaomi…), hàng tiêu dùng (nước giải khát) và thiết bị công nghiệp thông qua sáp nhập Achison, sẽ giúp tăng trưởng doanh thu/LN ròng của DGW có thể đạt 11,9% /23,3% mỗi năm trong giai đoạn 2024-26.
VND bắt đầu theo dõi DGW với khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu là 44.400 đồng/cp, dựa trên kết hợp đều giữa định giá theo phương pháp chiếu khấu dòng tiền và P/E mục tiêu 2023-24 là 12,0 lần. VND cho rằng mức giá hiện tại – tương đương với P/E năm 2023-24 là 10,0 lần là cơ hội tốt để nắm giữ để chuẩn bị cho một chu kỳ tiêu dùng mới. Tiềm năng tăng giá: 1) nhu cầu ICT cao hơn kỳ vọng, đặc biệt là Xiaomi/Apple và 2) mở rộng phân phối các thương hiệu mới tốt hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá: 1) nhu cầu ICT thấp hơn kỳ vọng 2) mức độ mở rộng thương hiệu ít hơn kỳ vọng và 3) chấm dứt phân phối nhãn hàng như Xiaomi/Apple.
BVSC sử dụng kết hợp 3 phương pháp định giá NAV, so sánh P/E và P/B để xác định giá trị hợp lý cho cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG). Kết quả là, giá trị hợp lý cho mỗi cổ phần của HDG là 43.800 đồng/cp.
BVSC đánh giá HDG là một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định và sức khỏe tài chính và dòng tiền hoạt động kinh doanh tốt, cùng với những tham vọng lớn trong giai đoạn 5 – 10 năm tới.
Ban lãnh đạo cũng đã đặt ra những kế hoạch đầu tư mới đến từ cả lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh doanh điện năng – đặc biệt khi Quy hoạch điện VIII đã chính thức được phê duyệt.
Với kết quả định giá và điểm nhấn trên, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho cổ phiếu HDG, với giá mục tiêu là 43.800 đồng/cp, cao hơn giá đóng cửa ngày 8/6/2023 là 21,7%.
BVSC giảm 13,6% giá mục tiêu theo DCF cho PNJ của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận xuống còn 79.665 đồng/cp (từ mức 92.200 đồng trước đây), chủ yếu do cắt giảm dự báo kết quả kinh doanh, vốn có tác động mạnh hơn so với tác động tích cực từ việc chuyển cơ sở dự báo sang giữa 2024.
Dù giá cổ phiếu điều chỉnh gần đây (giảm 18,3% YTD), upside so với giá mục tiêu mới chỉ khiêm tốn ở mức 10%. BVSC hạ khuyến nghị từ Outperform xuống Neutral với PNJ.
Với triển vọng ngắn hạn giảm tốc, BVSC khuyến nghị các nhà đầu tư tăng tỷ trọng đối với PNJ khi giá cổ phiếu về vùng hấp dẫn hơn cho câu chuyện phục hồi dự kiến trong 2 năm tới.
Về dài hạn, BVSC ưa thích PNJ với vị thế cạnh tranh để hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế Việt Nam và mức tiêu dùng ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu và giàu có.
Quý 1/2023, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt 2.223 tỷ đồng (+225% yoy) và 1.056 tỷ đồng (+102% yoy) nhờ ghi nhận doanh số bán đất lên tới 64 ha trong khi cùng kỳ năm trước chỉ ghi nhận 8,9 ha.
Trong 2022, KBC kí được hàng loạt các hợp đồng cho thuê và thỏa thuận nguyên tắc cho thuê, tuy nhiên chưa thể bàn giao do khách hàng chưa nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Phần lớn các hợp đồng cho thuê đất KCN đã kí được kì vọng sẽ bàn giao trong năm nay.
Trong 2022, KBC đã được phê duyệt chủ trương đầu tư cho 1.256 ha đất tại các KCN Lộc Giang, Tân Lập và Quang Châu mở rộng. Quỹ đất mới này cùng với các dự án đang triển khai sẽ đảm bảo dư địa tăng trưởng cho KBC trong trung và dài hạn.
Quý 1 vừa qua, UBND TP Hải Phòng đã phê duyệt kế hoạch điều chỉnh chung quy hoạch Hải Phòng. Việc này kì vọng sẽ tác động tích cực tới tiến độ các dự án của KBC tại Hải Phòng, kết nối cơ sở hạ tầng sẽ được chú trọng đầu tư, đặc biệt khi KBC đang làm việc với chính quyền địa phương để xây dựng tuyến đường kết nối các dự án với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KBC, mức giá mục tiêu là 33.100 đồng/cp.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Phiên giao dịch ngày 8/6/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Phiên giao dịch ngày 9/6/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Phiên giao dịch ngày 12/6/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|