Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID) công bố LNST của CĐCT mẹ (PATMI) trong Q1/2023 là 5,5 nghìn tỷ đồng (+31% QoQ/+53% YoY), hoàn thành 28% dự báo của FSC. Lợi nhuận QoQ tăng chủ yếu là do chi phí hoạt động giảm, trong khi mức tăng YoY đến từ thu nhập lãi thuần cao hơn và trích lập dự phòng thấp hơn.
Cho vay khách hàng tăng 4,9% QoQ đạt 1,597 nghìn tỷ đồng, trong khi tiền gửi của khách hàng chỉ tăng 1,6% QoQ đạt 1,497 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối Q1/2023.
FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu BID ở mức giá hiện tại. |
Trích lập dự phòng thấp hơn là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của BID tăng trong năm 2022 và Q1/2023. Mặc dù FSC cho rằng xu hướng này có thể tiếp tục trong các quý sắp tới của năm 2023; tuy nhiên FSC cũng cho rằng dư địa để giảm dự phòng hơn nữa sẽ thu hẹp lại do nợ xấu gia tăng.
Chất lượng tài sản có dấu hiệu suy giảm mặc dù việc triển khai Thông tư 02/2023/TT-NHNN được kỳ vọng sẽ giúp giảm tỷ lệ nợ xấu trên báo cáo và áp lực trích lập dự phòng cho các ngân hàng trong đó có BID. BID đang giao dịch tương ứng với P/B 2023E ở mức 1,9x so với mức trung vị ngành 1,1x mặc dù tỷ lệ ROE 2023E dự kiến chỉ khoảng 16% so với mức trung vị ngành là 19%.
Mức Stock Rating của BID ở mức 93 điểm cho nên FSC đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của BID đóng cửa tăng 1% với khối lượng giao dịch cải thiện tích cực trong hai phiên gần đây. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên rủi ro ngắn hạn đã giảm đáng kể và các nhà đầu tư nên mua vào tại các nhịp điều chỉnh. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của BID cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.
Năm 2023, Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) đặt kế hoạch với doanh thu và LNST lần lượt là 13,2 nghìn tỷ đồng (-19% YoY) và 560 tỷ đồng (-41% YoY). FSC lưu ý PVS thường xuyên đặt kế hoạch lợi nhuận thấp và kết quả hàng năm đều vượt lợi nhuận kế hoạch trung bình khoảng 35%.
Theo tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2023 công bố, PVS cho biết có kế hoạch sẽ phát triển mạnh mảng điện gió ngoài khơi, mục tiêu đảm bảo thị phần 30% đối với thị trường nhà thầu điện gió ngoài khơi của Đài Loan. Đối với thị trường trong nước, bên cạnh việc xây lắp và bảo trì dự án, PVS cũng sẽ tự đầu tư và phát triển các dự án điện gió ngoài khơi riêng. Gần đây PVS đã ký thỏa thuận với công ty Semborp của Singapore để phát triển các dự án điện gió với tổng công suất 4.000 MW từ nay đến 2030. FSC nhận thấy đây là cơ hội rất hấp dẫn khi tổng thị trường xây lắp cho mảng này tại châu Á được dự báo là khoảng 25 tỷ USD cho giai đoạn 2022-2026.
Đối với mảng cơ khí dầu khí (M&C), FSC kỳ vọng KQKD của PVS sẽ cải thiện tích cực từ 2023 do các hợp đồng giai đoạn 2020- 2022 chủ yếu được ký trong bối cảnh giá dầu chỉ ở mức 60 USD/thùng, thấp hơn 25% so với giá dầu hiện tại. Tổng giá trị hợp đồng back log hiện tại của PVS ở mức 4,8 tỷ USD. Theo đó, FSC kỳ vọng các hợp đồng ký mới cho 2-3 năm tới sẽ có mức lợi nhuận cao hơn cho PVS. FSC cũng kỳ vọng PVS sẽ hưởng lợi khi dự án Lô B nhiều khả năng sẽ bắt đầu triển khai đấu thầu trong năm nay và PVS có khả năng sẽ trúng thầu các gói trong đại dự án này.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, PVS đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 16.8x (tương ứng EPS TTM là 1.498 đồng). Mức Stock Rating của PVS ở mức 89 điểm cho nên FSC đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồng thời, đồ thị giá của PVS đóng cửa tăng 2,4% với khối lượng giao dịch tăng 20% so với mức khối lượng trung bình 20 phiên, nhưng đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi trong nhịp tăng. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của PVS cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.
Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) nằm trong Top 3 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam với giá trị xuất khẩu 217.7 triệu đô (năm 2022), tương đương 5% thị phần ngành tôm. FMC đã xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm là Mỹ, Nhật Bản và EU với các sản phẩm chất lượng cao trong những năm gần đây. Bất chấp sự đảo lộn của ngành tôm Việt Nam trong nhiều năm, FMC có thể duy trì tăng trưởng kép 15% của doanh thu từ 2011-2022.
Mặc dù triển vọng của KIS về ngành tôm năm sẽ chậm lại, nhưng KIS tin rằng Thực phẩm Sao Ta có thể tiếp tục mở rộng thị trường Nhật Bản, thị trường EU và tăng công suất hoặt động trong 2023. Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ giảm vào năm 2023. KIS ước tính FMC có thể đạt doanh thu 6,028 tỷ đồng (+5.7% n/n) và LNST 392 tỷ đồng (+15.9% n/n), EPS 5,420 đồng (+8.6% n/n) vào năm 2023.
KIS kỳ vọng Thực phẩm Sao Ta sẽ tăng trưởng kép doanh thu và LNST lần lượt là 13% và 16% từ 2023F đến 2027F, do (1) hưởng lợi từ tăng trưởng tích cực của thị trường xuất khẩu tôm, (2) mở rộng công suất để tăng sản lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu, và (3) biên lợi nhuận được tối ưu hóa nhờ cải thiện tỷ lệ tự chủ.
KIS khuyến nghị MUA và giá mục tiêu là 49.100 đồng đối với FMC, tương ứng mức tăng 17% do triển vọng kinh doanh tích cực, tăng trưởng EPS ổn định, chiến lược quản lý tốt. KIS kết hợp 50:50 của phương pháp định giá DCF 5 năm và phương pháp định giá hệ số PE. KIS cho rằng nhu cầu cao hơn dự kiến từ thị trường Mỹ là chất xúc tác tiềm năng cho xu hướng tăng, trong khi khả năng tiếp cận thị trường EU gặp khó khăn dẫn đến doanh thu thấp hơn và giá đầu vào duy trì ở mức cao khiến biên lợi nhuận gộp thấp hơn là những yếu tố rủi ro.
Dự phóng và định giá đối với Công ty CP Sonadezi Châu Đức (HSX:SZC): Kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng bởi lạm phát và suy thoái kinh tế. MBS dự báo diện tích cho thuê KCN trong 3 năm tới chỉ ở mức thấp đạt trung bình 40 ha/năm.
Về hoạt động bán nhà ở, công ty bán hàng bằng hình thức hợp tác đầu tư với khách hàng tại dự án Hữu Phước. Hình thức này là phù hợp trong giai đoạn khó huy vốn như hiện nay. MBS dự báo công ty sẽ hạch toán doanh thu dự án trong giai đoạn 2022-2028.
Đối với dự án khu đô thị Châu Đức, công ty đã đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng; do đó MBS dự báo công ty có thể hạch toán doanh thu bán hàng từ cuối năm 2024.
Dự án BOT 768 và sân golf dự kiến mang lại nguồn thu ổn định cho SZC từ năm 2023.
MBS sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền NPV theo từng dự án và lĩnh vực kinh doanh của công ty, giá trị cổ phiếu SZC đạt mức 33.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức PE là 17,6 lần và PB là 2,2 lần, cao hơn so với trung bình ngành do tiềm năng tăng trưởng từ quỹ đất cho thuê KCN còn lớn, đất ở mới bắt đầu khai thác. Đồng thời, khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu này.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
SGI Capital: Thị trường chứng khoán còn nhiều rủi ro, NĐT nên kiên nhẫn và chọn lọc cơ hội SGI Capital cho rằng doanh nghiệp, thị trường chứng khoán và nhà đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn khi áp lực trái phiếu đáo ... |
NĐT nên tìm kiếm cơ hội trung và dài hạn, chờ đợi thị trường phản ánh hết rủi ro Chuyên gia cho rằng, xu hướng thị trường chứng khoán tháng 5 là sideway down, nhưng tốc độ giảm chậm. Góc nhìn trung hạn là ... |
Chứng khoán phiên chiều 10/5: Dòng tiền khởi sắc, VN-Index vững đà tăng Thị trường chứng khoán phiên chiều ngày 10/5 diễn ra tương tối sôi động với tâm điểm tại cổ phiếu nhóm bất động sản, dòng ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|