Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 10, VN-Index tăng nhẹ 1,1 điểm

(Banker.vn) Phiên giao dịch ngày 2/10, sắc xanh đã quay lại thị trường nhưng thanh khoản sụt giảm mạnh, VN-Index tăng 1,1 điểm (0,10%) lên 1.155,2 điểm.
Phiên giao dịch 28/9: Nhà đầu tư thận trọng, VN-Index giảm 1,42 điểm Thanh khoản phục hồi, VN-Index tăng nhẹ 1,72 điểm

Trong phiên giao dịch đầu của tháng 10, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn sợ hãi, chưa dám xuống tiền. Mở phiên giao dịch với VN-Index tăng gần 5 điểm nhưng sau đó rung lắc mạnh, thậm chí có thời điểm giảm so với tham chiếu và xanh nhẹ khi chốt phiên.

Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 10, VN-Index tăng nhẹ 1,1 điểm
VN-Index tăng 1,1 điểm (0,10%) lên 1.155,2 điểm. Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Diễn biến của phiên giao dịch, nhóm thủy sản và nông nghiệp tăng mạnh nhất với ANV, FMC tăng kịch trần, CMX tăng 5,91%, VHC tăng 2,66%, IDI tăng 4,83%, ACL tăng 4,41%, ABT tăng 3,26%... Nhóm nông nghiệp có BAF tăng 5,15%, DBC tăng 2,51%, HAG tăng 2,33%...

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu bất động sản và đầu tư công cũng tăng tốt với VRE tăng 2,87%, CII tăng 2,54%, GVR tăng 4,61%, PDR tăng 1,46%, VCG tăng 2,9%, HHV tăng 4,76%, FCN tăng 4,45%, C4G tăng 3,12%...

Cổ phiếu chứng khoán nghiêng nhẹ về sắc xanh với AGR tăng 2,31%, BVS tăng 1,92%, HCM tăng 1,8%, SBS tăng 1,19%, SHS tăng 1,16%, VCI tăng 1,33%, SSI và VDS tăng gần 1%...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự phân hóa nhưng tăng giảm trong biên độ nhỏ. Trong đó, ABB, ACB, MBB, MSB, STB, VIB, VPB tăng; còn SHB, VCB, TPB, TCB, LPB, HDB, EIB, CTG, BID giảm điểm…

Trong Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất của VN-Index, chỉ duy nhất VNM là tăng đáng kể. Các trụ VHM, VIC, VPB, FPT đều tăng rất kém, trong khi VCB giảm 1,14%, BID giảm 0,9%, GAS giảm 1,54% ảnh hưởng nặng nề. Điểm may mắn là khả năng co kéo lẫn nhau cũng san bằng được tác động vốn hóa, giúp các chỉ số đứng vững. Trong bối cảnh dòng tiền quá kém thì thị trường không giảm đã là một tín hiệu tốt.

Trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm mạnh thì điểm tích cực là khối ngoại đã dừng xả hàng và quay lại mua ròng gần 177 tỷ đồng trên sàn HOSE. Các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều là SSI 83,86 tỷ đồng, DXG 49,78 tỷ đồng, DGC 44,1 tỷ đồng, VRE 40,53 tỷ đồng. Các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng kể trên đều tăng điểm trong phiên giao dịch này.

Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,1 điểm (0,10%) lên 1.155,2 điểm với 280 mã tăng, 201 mã giảm và 69 mã đứng giá. Chốt phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 0,37 điểm (0,16%) lên 236,72 điểm với 108 mã tăng, 66 mã giảm và 67 mã đứng giá.

Tính chung cả phiên hai sàn niêm yết sụt giảm 16% so với phiên trước, chỉ đạt gần 11.335 tỷ đồng khớp lệnh. Tổng hợp 3 sàn bao gồm cả thỏa thuận, giao dịch giảm 16% còn 13.622 tỷ đồng. Độ rộng sàn HoSE cuối phiên khá tốt với 280 mã tăng/201 mã giảm. Thanh khoản sụt giảm mà giá không quá yếu là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, đây là trong tình huống bên bán cũng giảm áp lực. Nếu bên bán tăng cường độ giao dịch ngắn hạn, sức ép sẽ mạnh thêm và lực cầu hiện tại khó nâng đỡ được giá.

Song Hà

Theo: Báo Công Thương