Phía sau quyết định giữ lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản?

(Banker.vn) Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức âm, trái ngược với quyết định của các ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu, điều này khiến đồng yên suy yếu.

Kết thúc cuộc họp lãi suất ngày 22/9, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức -0,1% và mục tiêu lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm là khoảng 0%, đúng như dự đoán của giới phân tích. BOJ cho biết ngân hàng sẽ duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ và bổ sung các gói kích thích kinh tế nếu cần.

Bên cạnh đó, BOJ cam kết tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế cho tới khi lạm phát đạt mục tiêu 2% một cách bền vững. Vào tháng 8, lạm phát của Nhật Bản đạt 3,1%, đang cao hơn mục tiêu 2% trong 17 tháng liên tiếp, một dấu hiệu cho thấy áp lực giá cả ngày càng gia tăng ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Trong cuộc họp báo của BOJ, đồng yên có lúc giảm xuống còn 148,32 đổi một đô la.

Phía sau quyết định giữ lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản?
Mộc Trà tổng hợp

Thị trường toàn cầu đang theo dõi chặt chẽ bình luận từ Thống đốc Kazuo Ueda để tìm thêm các tín hiệu về thời điểm ngân hàng có thể dừng chương trình kích thích kinh tế của người tiền nhiệm, khi Ngân hàng Trung ương Mỹ và các ngân hàng khác báo hiệu rằng, họ có thể giữ chi phí vay cao hơn trong thời gian dài hơn để hạn chế áp lực về giá cả.

Ngân hàng cũng giữ nguyên biên độ dao động đối với lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm là 50 điểm cơ bản, cũng như mức trần lợi suất mới là 1%, được thông qua vào tháng 7. Cụ thể, việc BOJ cam kết mua vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức lợi suất 1% mỗi ngày thay vì 0,5% được xem như giới hạn mới của lợi suất là 1%.

Trong tuyên bố của mình, BOJ cho biết họ kỳ vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi dần và kỳ vọng lạm phát đã có dấu hiệu tăng cao.

Ông Ueda cho biết trong cuộc họp ngắn sau quyết định: “Chúng tôi vẫn chưa lường trước được lạm phát sẽ ổn định khi nào và đạt được mục tiêu giá cả một cách bền vững – đó là lý do tại sao chúng tôi phải kiên nhẫn duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo”. “Như đã nói, tất nhiên chúng tôi sẽ thay đổi chính sách nếu đạt được mục tiêu trước đó… Kể từ khi chúng tôi công bố báo cáo triển vọng tháng 7, lạm phát không tăng quá mạnh. Nhưng nó không chậm lại nhiều như chúng tôi mong đợi.”

Ông lưu ý rằng lợi nhuận doanh nghiệp rất ổn định và tích cực cho việc tăng lương vào năm tới.

Quyết định của BOJ trái ngược với quyết định của các ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu trong các cuộc họp gần đây, báo hiệu quyết tâm trong việc giữ chi phí đi vay ở mức cao để kiềm chế lạm phát.

Với lạm phát vượt quá mục tiêu 2% của BOJ và đồng yên tiếp tục trượt giá, thị trường đang tập trung vào bất kỳ tín hiệu nào mà ông Ueda có thể thay đổi vào thời điểm này. Bởi ông Ueda cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây, rằng BOJ có thể có đủ dữ liệu vào cuối năm để xác định xem có nên chấm dứt lãi suất âm hay không, điều này làm tăng kỳ vọng của thị trường về sự thay đổi chính sách trong ngắn hạn.

Một cuộc thăm dò của Reuters vào tháng 9 cho thấy, hầu hết các nhà kinh tế dự đoán lãi suất âm sẽ chấm dứt vào năm 2024. Triển vọng tăng lãi suất đã giúp đẩy lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản lên mức cao mới trong thập kỷ vào thứ Năm tuần này.

BOJ phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau trong việc rút khỏi gói kích thích kinh tế triệt để của cựu Thống đốc Haruhiko Kuroda, bao gồm những dấu hiệu yếu kém trong nền kinh tế toàn cầu và nguy cơ gây ra lợi suất trái phiếu tăng đột biến sẽ làm tăng chi phí tài trợ cho khoản nợ công khổng lồ của Nhật Bản.

Các quan chức BOJ, bao gồm cả Ueda, cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì chính sách nới lỏng cho đến khi họ tin rằng lạm phát sẽ ổn định ở mức 2%, được thúc đẩy bởi mức tiêu dùng ổn định và tăng trưởng tiền lương, chứ không phải các yếu tố nhất thời như giá dầu toàn cầu. Nhưng một số nhà phân tích lại coi đồng yên - là yếu tố chính thúc đẩy hành động của BOJ, chứ không phải tăng trưởng tiền lương hay lạm phát.

Triển vọng ngày càng tăng về lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn của Fed đã đẩy đồng yên có lúc xuống gần mức 150 yên đổi 1 đô la, được coi là tiền đề cho khả năng can thiệp tiền tệ của Tokyo. Sự trượt giá mới của đồng yên đã khiến các quan chức chính phủ đưa ra những cảnh báo tiếp theo, gây áp lực lên BOJ phải thực hiện vai trò của mình để giảm bớt tổn thất do chi phí nhập khẩu tăng cao.

Chứng khoán Mỹ mất gần 300 điểm sau thông tin NHTW có thể tăng lãi suất vào tháng 11 tới

Theo thông báo mới nhất, FED đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất sau cuộc họp ngày 20/9. Đáng chú ý, trong sau cuộc ...

Tỷ giá tăng tác động ra sao tới nền kinh tế Việt Nam?

Giá USD liên tục tăng trong những ngày vừa qua đã trở thành mối quan tâm lớn của giới kinh doanh. Theo VNDirect, tỷ giá ...

Chứng khoán Agribank (Agriseco) tung chương trình ưu đãi mới

Agriseco là một trong 08 công ty chứng khoán đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sau 23 năm hình thành và phát ...

Mộc Trà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục