Phát triển ngành công nghiệp hydro xanh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

(Banker.vn) Thế giới đang chuyển dịch năng lượng sang hướng xanh - sạch, với tiềm năng lớn ngành công nghiệp hydro xanh được dự báo sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Hydro trong định hướng phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phát triển ngành công nghiệp Hydrogen xanh: Lợi thế nào cho Việt Nam?

Tăng nguồn cung năng lượng sạch, ứng phó với biến đổi khí hậu

Thế giới hiện đang trong quá trình chuyển dịch năng lượng truyền thống sang các dạng năng lượng xanh hơn, sạch hơn như năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió…), Hydrogen xanh, Amonia xanh…nhằm thực hiện các cam kết chống biến đối khí hậu cũng như đảm bảo an ninh năng lượng ở các quốc gia.

Khả năng cung cấp điện toàn bộ từ các nguồn năng lượng tái tạo và các dạng lưu trữ năng lượng hay sử dụng các phương tiện giao thông sử dụng điện và pin nhiên liệu đang trở thành hiện thực tại nhiều quốc gia trên thế giới. Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra một thế giới phát triển bền vững hơn với không khí trong lành hơn, nước sạch hơn, sức khỏe của con người và điều kiện môi trường được nâng cao.

Petrolimex và cơ hội tham gia chuỗi giá trị hydro xanh
Đây là cơ hội để Việt Nam tái cơ cấu lại ngành năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững (Ảnh minh họa: Cấn Dũng)

Trước xu thế đó, Việt Nam không thể đứng ngoài, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát triển, tái cơ cấu lại nền kinh tế, ngành năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững.

The đó, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để “mở đường” cho phát triển năng lượng xanh như: Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021--2030, tầm nhìn đến năm 2050, gọi tắt là Quy hoạch điện VIII. Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo đạt mức phát thải ròng bằng 0 trong lĩnh vực năng lượng vào năm 2050, việc sản xuất điện từ than và dầu sẽ giảm mạnh và đến năm 2050, khí đốt tự nhiên sẽ cung cấp 5% tổng nhu cầu điện, 4% còn lại sẽ được đáp ứng bởi các nhà máy điện hạt nhân. Tổng nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp vẫn ổn định nhờ hiệu quả sử dụng năng lượng tăng lên và sự phát triển của năng lượng tái tạo. Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp sẽ tăng từ 16% vào năm 2020 lên 77% vào năm 2050.

Để các doanh nghiệp Việt Nam có cái nhìn toàn diện và tổng thể về xu hướng phát triển công nghiệp hydro xanh trên thế giới cũng như tiềm năng, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, Diễn đàn cấp cao “Chuyển năng lượng và phát triển ngành năng lượng hydrogen dịch xanh tại Việt Nam”, diễn ra vào chiều 28/10 trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các tập đoàn năng lượng, công nghệ quốc tế đã chia sẻ những thông tin mới nhất về Xu hướng chuyển dịch năng lượng- xu hướng công nghệ và xu hướng đầu tư; “Tiềm năng và Yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu Hydro Xanh tại Việt Nam”, “Mô hình kinh tế tuần hoàn điển hình: Từ khai khoáng bền vững tới sản xuất xanh, thông minh; Tầm nhìn 2050: Net Zero & thương mại hóa trên toàn cầu sản phẩm pin sạc nhanh có thành phần vonfram cho xe điện EV”, cho tới Tọa đàm về “Cơ hội và thách thức phát triển Hydro tại Việt Nam”...

Doanh nghiệp Việt trước cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hydro xanh

Hydro được coi là chất mang năng lượng đầy hứa hẹn sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, hóa chất, giao thông vận tải nguồn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cường an toàn cung cấp năng lượng bền vững.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế carbon thấp để thực hiện COP26, nguồn nhiên liệu hydro xanh được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng bao gồm: sản xuất điện năng, lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực sử dụng năng lượng trong trong công nghiệp/dân dụng,...

Petrolimex và cơ hội tham gia chuỗi giá trị hydro xanh
Petrolimex đang nghiên cứu xây dựng chiến lược chuyển dịch sang kinh doanh các sản phẩm năng lượng xanh - sạch hướng tới giảm phát thải carbon (Ảnh minh họa: Cấn Dũng)

Chia sẻ thông tin tại Diễn đàn cấp cao “Chuyển năng lượng và phát triển ngành năng lượng hydrogen dịch xanh tại Việt Nam”,đại diện Petrolimex cho biết: Không chỉ kinh doanh xăng dầu hạ nguồn, hiện Petrolimex có hệ sinh thái các đơn vị chuyên nghiệp, có thương hiệu lâu đời trong lĩnh vực xây lắp, cơ khí, thiết bị, công trình chế tạo phục vụ ngành xăng dầu và năng lượng tại Việt Nam.

Theo đại diện của Petrolimex, trong mục tiêu phát triển bền vững, tập đoàn đang nghiên cứu xây dựng chiến lược chuyển dịch sang kinh doanh các sản phẩm năng lượng xanh - sạch hướng tới giảm phát thải carbon, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Trong đó, Ba định hướng phát triển quan trọng của Petrolimex được xác định cụ thể gồm: Định hướng trở thành một Tập đoàn năng lượng hàng đầu Việt Nam với các sản phẩm năng lượng sạch, chất lượng cao, thân thiện với môi trường; trở thành một tập đoàn năng lượng vươn tầm quốc tế; trở thành tập đoàn năng lượng phát triển hiệu quả, bền vững; luôn bảo đảm mục tiêu an toàn trong kinh doanh năng lượng ở mức cao nhất, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo toàn diện trong tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh, bán hàng và quản lý, quản trị.

Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu trên, doanh nghiệp này cho rằng việc cần làm hiện nay của Tập đoàn cần nghiên cứu xây dựng chiến lược chuyển đổi sang năng lượng sạch, xanh. Đồng thời, phát huy các lợi thế sẵn có về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống Logistics, chuỗi cung ứng hoàn chỉnh trong toàn bộ các khâu ở hạ nguồn từ nhập khẩu/mua trong nước, vận chuyển, tồn trữ và phân phối các sản phẩm xăng dầu để nghiên cứu phát triển, sản xuất, lưu trữ , vận chuyển, phân phối các nguồn năng lượng sạch trong đó có hydro, qua đó xây dựng và hình thành chuỗi giá trị hydro ở khâu hạ nguồn. Nâng cấp hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ, đào tạo nhân lực, dịch vụ hạ tầng… để sẵn sàng cho việc chuyển dịch năng lượng xanh của Tập đoàn.

Về phía cơ quan quản lý, cần sớm ban hành các chính sách, cơ chế, thể chế phù hợp để phát triển chuỗi giá trị Hydro; Chú trọng công tác nghiên cứu phát triển, xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về hydrogen...; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy, tìm kiếm, huy động các nguồn lực quốc tế, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư để phát triển các dự án sản xuất Hydro xanh.

Thu Hường

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục