Điện khí LNG góp phần đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam PGS.TS Ngô Trí Long: Nhập khẩu LNG - tầm nhìn mới cho phát triển năng lượng tại Việt Nam |
LNG được coi là “nhiên liệu cầu nối” trong quá trình chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các loại nhiên liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường hơn, nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia.
Chiều 20/9, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Môi trường phối hợp cùng các đơn vị tổ chức chương trình Diễn đàn: Đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. Diễn đàn có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) và sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp phát triển năng lượng tại Việt Nam
Toàn cảnh Diễn đàn |
Trong chương trình, các chuyên gia đã đưa ra các ý kiến, cùng thảo luận và tìm giải pháp trong tình huống giá năng lượng thế giới tăng cao khi mà nguồn cung trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh; đánh giá thực trạng và đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam…
Tại diễn đàn, PGS.TS Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế đã trao đổi tham luận về tầm nhìn mới điện khí LNG cho phát triển năng lượng tại Quy hoạch điện VIII.
PGS.TS Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế |
Than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên là ba loại nhiên liệu hóa thạch được sử dụng phổ biến để phát triển điện ở nhiều quốc gia. Trong đó, điện khí LNG là loại năng lượng kỳ vọng giúp giảm phát thải carbon, nhờ đó giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực lên môi trường và bầu khí quyển. Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt thay thế khí khô phục vụ cho nhu cầu khí của các nhà máy điện. Điện khí LNG còn có ưu điểm linh hoạt, đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn do yếu tố thời tiết. LNG được coi là “nhiên liệu cầu nối” trong quá trình chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các loại nhiên liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường hơn, nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia.
Việc phát triển nguồn điện nền của nước ta trong thời gian tới được dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh: Thủy điện cơ bản hết dư địa phát triển; nhiệt điện than không được phát triển thêm sau năm 2030 theo cam kết với quốc tế; điện sinh khối công suất nhỏ và giá thành không dễ cạnh tranh; điện hạt nhân chưa được xác định cụ thể, trong khi điện khí hydro, amoniac còn nhiều vướng mắc để thương mại hóa.
Vì thế, phát triển nhiệt điện khí (cả tự nhiên và LNG) là hướng đi tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam, bởi nguồn điện LNG có khả năng chạy nền, khởi động nhanh, sẵn sàng bổ sung và cung cấp điện nhanh cho hệ thống khi các nguồn điện năng lượng tái tạo giảm phát, đồng thời ít phát thải CO2.
Chính phủ Việt Nam cũng đã định hướng sử dụng nguồn nhiên liệu này trước mắt cho sản xuất điện từ những năm đầu của thế kỷ 21. Cụ thể đã được quy hoạch các dự án phát triển hạ tầng nhập khẩu LNG trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 tầm nhìn 2035 (Quy hoạch Khí) và Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011- 2020 tầm nhìn 2030 điều chỉnh (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).
Điện khí LNG được đề cập phát triển tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, nhưng phải tới khi các cam kết giảm phát thải về 0 vào 2050 của Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị COP26, bài toán phát triển loại năng lượng này mới được định hình rõ nét. Hiện nay, Quy hoạch điện VIII, trong đó có đặt ra nội dung rất cụ thể, rõ nét về việc sử dụng LNG cho mục tiêu năng lượng chung của đất nước.
Trong quy hoạch điện VIII đã phê duyệt, tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 là 150.000-160.000 MW, gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay. Như vậy, bảo đảm cung ứng điện và an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030 là thách thức rất lớn, bởi vừa phải tăng rất nhanh về quy mô, vừa phải chuyển đổi mạnh về cơ cấu để tiệm cận mục tiêu trung hòa carbon và phát triển cân đối các vùng miền, cân đối giữa nguồn và truyền tải.
Vì thế, phát triển nhiệt điện khí (cả tự nhiên và LNG) là hướng đi gần như tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã xác định nguồn nhiệt điện khí tái hóa từ LNG (hay gọi tắt là “khí LNG”) chiếm tỷ trọng khoảng hơn 14,9% tổng công suất toàn hệ thống phát điện quốc gia vào năm 2030 và là một trong các nguồn giúp đảm bảo cung cấp đủ, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia.
Đến năm 2030, tỷ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn giảm từ gần 29% năm 2020 xuống 20,5% năm 2030. Điện sản xuất từ nguồn điện than giảm nhanh tỷ trọng, năm 2020 từ 46,5% xuống còn 34,8% vào năm 2030. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn điện khí tăng từ 10,2% (7,08GW) năm 2020 lên 21,8% (32GW) năm 2030. Đây là nguồn ít phát thải khí nhà kính hơn, đồng thời linh hoạt hỗ trợ tốt hơn cho nguồn năng lượng tái tạo.
Phương Thảo
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|