Phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên

(Banker.vn) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2026).
Kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên: Hồi ức vị tướng già Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên Ngày này năm xưa 6/1: Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên; Trung ương Đảng ra chỉ thị mở Chiến dịch Tây Bắc

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Luật Thi đua khen thưởng năm 2022 và Nghị quyết số 44 ngày 5/2/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thi đua khen thưởng, đồng thời nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và các ban, bộ, ngành, địa phương và nhân dân trong xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, khoa học, hiệu lực, hiệu quả... Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát động phong trào thi đua chào mừng “Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam” với một số trọng tâm cụ thể.

 Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Thứ nhất, các đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, với bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, trí tuệ, giá trị cho Quốc hội; nỗ lực phấn đấu thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân.

Thứ hai, mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân hãy đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức hoạt động, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Quyết tâm thực hiện kế hoạch lập pháp tổng thể mang tính định hướng của cả nhiệm kỳ; hoạt động giám sát thiết thực, hiệu quả; quyết định các vấn đề quan trọng đúng, trúng và sát; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Thứ ba, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể, các bộ, ban, ngành, địa phương cụ thể hóa phong trào thi đua cho sát thực, phổ biến, triển khai thực hiện có hiệu quả, thực chất.

Thứ tư, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, ủng hộ để mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực hưởng ứng phong trào. Tuyên truyền thường xuyên về các hoạt động của Quốc hội và những điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua.

Thứ năm, kịp thời khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, thực hiện tốt các nhiệm vụ, nội dung đề ra của phong trào thi đua; đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Với sự chung sức, đồng lòng của các đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tin tưởng, phong trào thi đua chào mừng “Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam” sẽ mang lại hiệu quả thiết thực.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, ngày 6/1/1946, sau 4 tháng kể từ khi giành được độc lập, Nhà nước đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên để bầu ra Quốc hội khóa I. Từ đó, ngày 6/1 trở thành Ngày Truyền thống của Quốc hội Việt Nam.

Trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển, với 15 khóa, Quốc hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, ngày càng khẳng định vai trò cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, dù ở thời kỳ nào, trong hoàn cảnh nào, Quốc hội Việt Nam luôn nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân, phát huy trí tuệ của cả dân tộc, cùng chung sức xây dựng và phát triển đất nước.

Hướng tới mốc kỷ niệm lịch sử 80 năm kể từ Tổng tuyển cử đầu tiên, Đảng Đoàn Quốc hội đã có chủ trương từ sớm, báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ban Bí thư cũng có thông báo chính thức về việc tổ chức trọng thể chương trình kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử, là một trong những dịp kỷ niệm lớn của cả nhiệm kỳ.

Trên tinh thần đó, Đảng Đoàn Quốc hội đã thành lập Ban Chỉ đạo Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2026), do Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có Nghị quyết thành lập Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm do Phó Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban. Đồng thời, theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, lần đầu tiên công tác thi đua khen thưởng khối Quốc hội được luật hóa.

Triển khai luật này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với sự giúp đỡ của các cơ quan, đã nghiên cứu và ban hành Nghị quyết số 43 quy định về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam” và Nghị quyết số 44 về công tác thi đua, khen thưởng trong các cơ quan của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm tích cực triển khai các công việc theo kế hoạch, tập trung vào 5 trọng điểm của phong trào thi đua.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, với bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, trí tuệ, giá trị cho Quốc hội; nỗ lực phấn đấu thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình, xứng đáng với niềm tin của cử tri và Nhân dân.

Mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân hãy đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức hoạt động, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Quyết tâm thực hiện kế hoạch lập pháp tổng thể mang tính định hướng của cả nhiệm kỳ; hoạt động giám sát thiết thực, hiệu quả; quyết định các vấn đề quan trọng đúng, trúng và sát; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Quỳnh Nga

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục