Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán là gì?

(Banker.vn) Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán là một trong những phương pháp được nhà đầu tư thường xuyên sử dụng trong đầu tư chứng khoán, nhằm đánh giá giá trị thực sự của một công ty và đưa ra quyết định đầu tư dựa trên thông tin về tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. Dưới đây là một số khái niệm và cách tiếp cận phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán:

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản là phương pháp đánh giá giá trị nội tại của chứng khoán dựa trên các yếu tố kinh tế và tài chính của công ty. Phương pháp này tập trung vào việc đo lường hiệu suất tài chính của công ty và xác định xem giá cổ phiếu có đang được định giá đúng hợp lý hay không.

Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản phù hợp với ai?

Phân tích cơ bản thích hợp cho những nhà đầu tư có tầm nhìn dà hạn và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội. Đây là phương pháp đầu tư phù hợp với những người ít quan tâm đến biến động ngắn hạn trên thị trường chứng khoán và tập trung vào giá trị của công ty trong tương lai.

Cách tiếp cận thị trường của phân tích cơ bản chứng khoán:

Phân tích cơ bản sử dụng cả yếu tố định lượng và định tính để đánh giá giá trị của một công ty và cổ phiếu của nó. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng trong cả hai khía cạnh:

Phân tích định tính:

Kỳ vọng ngành: Đánh giá triển vọng của ngành mà công ty hoạt động để đảm bảo rằng nó có khả năng phát triển trong tương lai.

Mô hình kinh doanh: Xem xét mô hình kinh doanh của công ty để hiểu cách nó tạo ra lợi thế cạnh tranh và tạo ra giá trị cho cổ đông.

Lợi thế cạnh tranh: Đánh giá các lợi thế cạnh tranh của công ty như chi phí sản xuất thấp, thương hiệu mạnh, quy mô kinh doanh, và khả năng huy động vốn.

Rủi ro: Xác định các rủi ro tiềm tàng từ yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố chu kỳ kinh doanh và cách công ty quản lý chúng.

Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán là gì?

Phân tích định lượng:

Doanh thu và lợi nhuận: Đánh giá sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty để đảm bảo rằng nó có khả năng sinh lời.

Tài sản và nguồn vốn: Xem xét cấu trúc vốn, tài sản và nợ của công ty để hiểu sức mạnh tài chính của nó.

Dòng tiền: Đánh giá dòng tiền tự do, chi phí vốn, và chính sách cổ tức của công ty để hiểu cách nó quản lý tiền mặt.

Định giá: Sử dụng các chỉ số như P/E (Price-to-Earnings), P/B (Price-to-Book) hay DCF (Discounted Cash Flow Analysis) để đánh giá xem cổ phiếu của công ty có đang được định giá hợp lý so với giá trị thực.

So sánh giá cả và giá trị
So sánh giá cả và giá trị

Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản chứng khoán:

Ưu điểm:

Phù hợp cho nhà đầu tư dài hạn.

Tập trung vào giá trị thực sự của công ty.

Nhược điểm:

Đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để thu thập và phân tích thông tin.

Dễ bị tác động bởi yếu tố chủ quan và thông tin không chính xác.

Cần kiên nhẫn và khả năng kiểm soát cảm xúc trong khi đầu tư dài hạn.

Phân tích cơ bản là một công cụ hữu ích, giúp nhà đầu tư hiểu được bản chất của doanh, đánh giá được tiềm năng của nó và đưa ra một mức giá hợp lý của doanh nghiệp.

Tuy nhiên trên thực tế phân tích cơ bản vẫn có những hạn và không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả, một cổ phiếu bị thị trường đánh gái thấp không đảm bảo sẽ sớm trở về với giá trị nội tại của nó thêm vào đó phân tích cơ bản mang tính chất chủ quan của người đánh giá. Do vậy để đạt được hiệu quả tốt nhất nhà đầu tư nên kết hợp giữa các phương pháp đánh giá doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ của ông Đỗ Tiến Duy – Chuyên gia Phân tích thuộc Phòng Đầu tư và Phân tích Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam về phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán. Mong rằng những kiến thức trên có thể giúp các nhà đầu tư hình dung một cách tổng quát các cách phân tích cơ bản. Chúc bạn thành công!

Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (VISC) tiền thân là Công ty CP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 15/10/2007 theo giấy phép thành lập và hoạt động số 88/UBCK-GP do UBCK Nhà Nước cấp ngày 11/01/2008 với các cổ đông sáng lập có nền tảng tài chỉnh vững mạnh. Lĩnh vực kinh doanh: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán…

Ngày 01/12/2009, VICS chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán VIG.

Ngày 04/5/2023, Công ty CP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã nhận được Giấy phép điều chỉnh của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận về việc thay đổi tên Công ty với tên mới là Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam (viết tắt là VISC, MCK: VIG). Đồng thời, Công ty cũng thay đổi địa chỉ website mới: visc.com.vn (địa chỉ website cũ: vics.com.vn).

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 1 và Tầng 8, khối B tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam đã được Tập đoàn Đầu tư Thăng Long đầu tư chiến lược, tái cấu trúc thành công và ra mắt thương hiệu mới VISC, với định hướng trở thành một định chế tài chính trung gian hàng đầu tại Việt Nam, tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chứng khoán, dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư.

Nguyễn Hoàng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán