Cụ thể, trong quý IV/2022, BFC ước tính doanh thu 1.901 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ; tuy nhiên lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 25 tỷ đồng, giảm 82% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm 116,27 tỷ đồng.
Ước tính trong năm 2022, BFC đã hoàn thành 135% kế hoạch doanh thu và 118% kế hoạch lợi nhuận năm. |
Lũy kế trong năm 2022, BFC ước tính ghi nhận doanh thu 8.693 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận trước thuế ghi nhận 236 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.
Được biết, trong năm 2022, BFC đặt kế hoạch tổng doanh thu 6.427 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 200 tỷ đồng. Như vậy, ước tính trong năm 2022, doanh nghiệp đã hoàn thành 135% kế hoạch doanh thu và 118% kế hoạch lợi nhuận năm.
Kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2022. Nguồn: BFC |
Bước sang năm 2023, BFC đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 7.476 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 7% so với ước tính thực hiện trong năm 2022.
Riêng trong quý I/2023, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu 1.354 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến 20,4 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận quý I/2023 sẽ giảm 81% so với cùng kỳ năm trước.
Trong một diễn biến khác, BFC dự kiến tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 6%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 600 đồng. Như vậy, với 57,17 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Công ty sẽ tạm ứng khoảng hơn 34,3 tỷ đồng trong lần tạm ứng này. Ngày đăng ký cuối cùng là 18/1/2023 và ngày thanh toán là 10/2/2023.
Được biết, trong năm 2022, Công ty thông qua kế hoạch cổ tức không thấp hơn 15%.
Trên thị trường, đóng cửa phiên 13/1, thị giá cổ phiếu BFC đạt 17.300 đồng/cp, giảm 63% so với mức đỉnh một năm trước.
Diễn biến giá cổ phiếu BFC thời gian gần đây. Nguồn: TradingView |
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 12% so với đầu năm, đạt 4.298 tỷ đồng. Trong đó, tiền và tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn là 441 tỷ đồng, chiếm 10% tổng tài sản.
Nợ phải trả tại thời điểm này là 2.968 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm. Chủ yếu do tăng nợ vay ngắn hạn từ các ngân hàng, từ 1.375 tỷ đồng lên 1.876 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu quý 3 của BFC là 1.330 tỷ đồng, bao gồm 251 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Hiện BFC đang chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK hàng đầu Việt Nam. Đây là doanh nghiệp luôn nằm trong top 500 công ty lớn nhất Việt Nam, chiếm 28% thị phần phân bón khu vực phía Nam và Tây nguyên, 10% khu vực miền Trung, 10% khu vực miền Bắc. Đồng thời, sản phẩm NPK của phân bón Bình Điền cũng xuất khẩu nhiều nhất sang Campuchia.
Để mở rộng thị trường xuất khẩu, BFC đang gấp rút tìm kiếm các nước khác như Lào, Myanmar…
Khánh Vân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|