Phân biệt tất tần tật các dòng phanh xe máy hiện nay: Loại nào tốt hơn?

(Banker.vn) Hệ thống phanh là một trong những trang bị rất quan trọng mà mẫu xe máy nào cũng cần có để người lái điều chỉnh tốc độ và đảm bảo vận hành an toàn. Hiện nay, phanh xe máy có hai loại chính bao gồm phanh tang trống và phanh đĩa. Vậy hai loại phanh này có gì khác biệt? Và cách sử dụng phanh xe máy như thế nào sẽ an toàn cho người cầm lái?

Phanh ABS và CBS khác gì nhau? Nên mua xe máy phanh nào thì tốt hơn?

Phanh xe máy phát ra tiếng kêu: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả!

Phanh tang trống (phanh đùm)

Phanh tang trống hay còn được gọi là phanh cơ hoặc phanh đùm. Loại phanh này thường được trang bị trên các dòng xe số phân giá rẻ hoặc những dòng xe máy đời cũ. Phanh tang trống gồm các phần cơ bản như: trống phanh, guốc phanh, má phanh và các bộ phận truyền lực khác. Cụ thể:

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Trống phanh thường được làm bằng chất liệu gang, có hình trụ và chịu được mài mòn cũng như khả năng tản nhiệt tốt. Tuy nhiên, những loại phanh tang trống ngày nay dần dần được làm bằng hợp kim thép carbon để cho độ bền lâu hơn, khắc phục được nhược điểm dễ vỡ của gang. Phần trống phanh sẽ được gắn cố định vào trục xe và chuyển động theo vòng quay của bánh xe. Trong khi đó, má phanh sẽ được dán hoặc vít cố định lên guốc phanh. Đây cũng là bộ phận dễ bị mài mòn nhất trong quá trình sử dụng xe. Guốc phanh thường được làm từ nhôm đúc và có trọng lượng nhẹ. Má phanh được cố định vào hai guốc phanh để tạo thành hình tròn nằm trong trống phanh.

Nguyên tắc vận hành

Phanh tang trống sẽ được lắp trực tiếp lên trục của xe máy với hai bố thắng hình vòng cung được ghép lại với nhau. Khi bạn bóp phanh, dây cáp sẽ tác động lên thanh điều chỉnh phanh, từ đó truyền lực tới ống phanh và pít-tông để ép chặt má phanh và trống phanh để tạo ra lực ma sát. Lúc này, bánh xe sẽ giảm tốc độ quay và cuối cùng dừng hẳn.

Phanh đĩa

Đây là loại phanh thường được sử dụng cho bánh trước của xe. Tuy nhiên, cũng có những mẫu xe được trang bị phanh đĩa cho cả hai bánh trước như Yamaha Exciter và Honda Winner…Cấu tạo gồm:

Đĩa phanh sẽ được gắn trực tiếp lên cụm moay-ơ của bánh xe và xẻ rãnh; hoặc đục lỗ để gia tăng sự tản nhiệt với mục đích làm giảm khả năng mài mòn của đĩa phanh và cho độ bền lâu hơn. Kẹp phanh pít-tông được chia làm hai và bắt vít lại. Khi bạn bóp phanh, pít-tông của bộ kẹp sẽ tác động lên má phanh giúp kẹo chặt rô-tơ phanh để làm giảm tốc độ di chuyển của xe. Má phanh (lá bố) được cấu tạo bằng một tấm đệm với chất liệu thép cùng bề mặt phủ vật liệu ma sát.

Phần mặt của má phanh được thiết kế với những rãnh xẻ giúp thoát bụi, cũng như làm giảm nhiệt trong quá trình xe vận hành. Trong khi đó, phanh đĩa sử dụng pít-tông để tạo lực đẩy cho má phanh. Cùng với đó, phần tay phanh và bàn đạp phanh sẽ được kết nối với pít-tông để đẩy dầu phanh đến heo dầu của xe thông qua bình chứa.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Nguyên tắc vận hành

Khi người lái đạp vào bàn đạp phanh, áp suất dầu trong đường ống dầu và xi lanh của bánh xe tăng lên, đẩy piston và má phanh ép vào đĩa phanh. Khi đó, lực ma sát giữa má phanh, đĩa phanh và moay-ơ sẽ làm bánh xe giảm tốc độ và xe sẽ dừng lại. Nhìn chung, phanh đĩa có lực phanh tốt hơn so với phanh tang trống. Do đó, phanh đĩa được trang bị trên những dòng xe có dung tích xy-lanh lớn hoặc những dòng xe đời mới hiện nay.

Hệ thống hỗ trợ phanh xe máy

Hiện trên thị trường, đáng chú ý nhất là sự ra đời của hai hệ thống phanh ABS và CBS. Mỗi hệ thống có cấu tạo, cách thức hoạt động, độ an toàn khác nhau.

Công nghệ phanh ABS (Anti-Locking Brake System) là hệ thống chống bó cứng phanh, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra trong tình huống phanh khẩn cấp. Cấu tạo phanh ABS gồm 4 bộ phận chính: bộ điều khiển trung tâm (ECU), thiết bị cảm biến đo tốc độ, bơm và van điều chỉnh áp lực phanh.

Khi người lái bóp phanh trong tình huống khẩn cấp, hệ thống điều khiển tự động điều chỉnh áp suất dầu phanh với cơ chế bóp nhấp – nhả, giúp má phanh liên tục kẹp – nhả đĩa phanh (thay vì kẹp và ghì chặt như trên phanh thường). Nhờ vậy mà bánh xe vẫn có thể quay với tốc độ chậm dần mà không bị kẹp cứng, đồng thời giữ được độ bám, tránh hiện tượng trượt dài trên đường dẫn đến mất cân bằng.

Công nghệ phanh CBS (Combi Brake System) là hệ thống phanh kết hợp, phân bổ lực phanh đồng thời xuống 2 cụm phanh ở bánh trước và sau. Cấu tạo phanh CBS là kết cấu đơn giản và gọn nhẹ với hệ thống dây phanh và một bộ điều chỉnh áp lực phanh.

Khi người lái bóp phanh trong tình huống bất ngờ, lực phanh sẽ được bộ điều chỉnh áp lực phanh phân phối đều xuống cả hai cụm phanh trước và sau. Nhờ vậy thao tác phanh chính xác, giảm quãng đường phanh và đảm bảo an toàn tối đa.

"Chiến thần xa lộ" ra mắt với diện mạo nam tính, giá chỉ 33 triệu: Sẵn sàng "đánh bại" Air Blade

Mới đây, hãng xe máy Haojue đã tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới tại Trung Quốc. Mẫu xe có ngoại hình được ...

Kình địch của Honda Air Blade ra mắt với thiết kế đẹp mê ly: Giá bán "không phải dạng vừa"

Sau khi ra mắt vào tháng 5, mới đây Yamaha Motor đã chính thức mở bán mẫu xe máy tay ga Cygnus Griffus 2023 tại ...

Thu Uyên (Tổng hợp)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán