Theo đó, ông Vinh sẽ thôi làm Trưởng ban biểm soát của PG Bank từ ngày 31/7/2023 và việc thôi chức danh Thành viên Ban Kiểm soát sẽ được Đại hội đồng cổ đông gần nhất thông qua. Đồng thời, PG Bank bổ nhiệm bà Dương Ánh Tuyết, thành viên chuyên trách Ban kiểm soát lên làm Trưởng ban từ ngày 31/7/2023.
Trước đó, tại đầu tháng 7, PG Bank cũng có thay đổi lớn ở Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Cụ thể, HĐQT PG Bank miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Oliver Schwarzhaupt theo nguyện vọng cá nhân từ ngày 2/7/2023. Ngân hàng cũng miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Phi Hùng.
Theo đó, từ ngày 2/7, ông Nguyễn Phi Hùng chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025. Ngoài ra, Ngân hàng cũng bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Thắng làm Quyền Tổng Giám đốc, thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng Giám đốc theo điều lệ.
Ông Nguyễn Tuấn Vinh sẽ thôi làm Trưởng ban biểm soát của PG Bank từ ngày 31/7/2023 (ảnh nguồn PGBank) |
Đáng chú ý, cựu Chủ tịch người Đức Oliver Schwarzhaupt mới được giao trọng trách dẫn dắt PG Bank từ ngày 4/5. Như vậy, sau chưa đầy 2 tháng, “ghế nóng” tại nhà băng này đã “đổi chủ”.
Được biết, tân Chủ tịch PG Bank Nguyễn Phi Hùng sinh năm 1976. Ông sở hữu bằng Cử nhân kinh tế của Đại học Kinh tế quốc dân và bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của Viện Công nghệ Châu Á - AIT. Ông Hùng đã có hơn 20 kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo tìm hiểu, con đường quan lộ của Chủ tịch Nguyễn Phi Hùng bắt đầu từ khá sớm. Năm 1999, ông Hùng được giao chức vụ Trưởng phòng tại Ngân hàng Citibank NA, khi chỉ mới 23 tuổi. Sau 8 năm gắn bó tại nhà băng này, ông đảm nhiệm các vị trí khác nhau như: Trưởng phòng Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại, Trưởng phòng phụ trách giao dịch ngân quỹ.
Rời Citibank, tháng 8/2007, ông Nguyễn Phi Hùng gia nhập Ngân hàng TMCP Dầu Khí toàn cầu (GP Bank) với chức danh Giám đốc khối Vận hành. Sau đó hơn một năm, ông Hùng chuyển tới GP Bank và có 5 năm liền ngồi “ghế” Giám đốc Khối Vận hành.
Từ 11/2013 đến 11/2020, ông Hùng làm việc tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB), lần lượt giữ các chức vụ Phó Tổng Giám đốc rồi Giám đốc khối Vận hành.
Cuối năm 2020, sau tròn 7 năm gắn bó với MSB, ông Nguyễn Phi Hùng trở lại với “mái nhà xưa” là PG Bank, với chức danh Quyền Tổng Giám đốc và được bổ nhiệm chính thức vào ngày 10/12/2020. Tháng 7/2021, ông trở thành Thành viên Hội đồng Quản trị của PG Bank.
Sau ông Nguyễn Phi Hùng thôi giữ chức Tổng Giám đốc để đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT, Ban Điều hành PG Bank cũng ghi nhận những thay đổi lớn. Cụ thể, chức danh Quyền Tổng Giám đốc được trao cho ông Phạm Mạnh Thắng - một cựu lãnh đạo của Vietcombank.
Được biết, ông Phạm Mạnh Thắng sinh năm 1962, là Tiến sĩ kinh tế - Học viện Ngân hàng, Kỹ sư toán ứng dụng - Đại học Bách khoa Hà Nội; Cử nhân kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Thắng nguyên là Phó tổng Giám đốc Vietcombank và vừa nghỉ hưu hồi tháng 5.
Bên cạnh vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc, PG Bank cũng tiến hành bổ nhiệm một nhân sự cấp cao khác là bà Đinh Thị Huyền Thanh. Theo đó, bà Thanh sẽ chính thức đảm nhiệm vị trí Giám đốc Khối Quản trị và Phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng này từ ngày 2/7/2023.
Bà Đinh Thị Huyền Thanh được giới thiệu là Tiến sĩ tài chính Ngân hàng - Đại học tổng hợp Maastricht (Hà Lan) và từng đảm nhiệm nhiều chức vụ cao cấp và giữ vai trò quan trọng tại các tổ chức tín dụng uy tín trên thế giới.
Về tình hình kinh doanh, PG Bank cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý II với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 150 tỷ đồng, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm trước. Khoản mục có ảnh hưởng lớn nhất là thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng 10%, lên 341,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trừ khoản này, trong quý vừa rồi, gần như tất cả nguồn thu khác của PG Bank đều giảm. Đơn cử, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 7%, xuống gần 16 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm hơn 25% xuống còn 8,4 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh khác cũng giảm 24%, xuống 11,8 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý II chỉ tăng nhẹ hơn 3%. Nhưng PG Bank đã cắt giảm gần 35% chi phí dự phòng rủi ro, xuống còn hơn 48 tỷ đồng. Điều này giúp lợi nhuận trước thuế vẫn ghi nhận tăng trưởng gần 27% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm, PG Bank lãi trước thuế hơn 303 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, nhà băng lên kế hoạch lãi trước thuế 530 tỷ đồng. Như vậy, đơn vị này thực hiện được 57% mục tiêu sau nửa đầu năm.
Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) của PG Bank tăng 12,7% sau 6 tháng đầu năm, lên 839 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng từ 62,2 tỷ lên hơn 146,4 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 119,5 tỷ lên mức hơn 141,8 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) giảm nhẹ từ 562,7 tỷ xuống còn hơn 550,7 tỷ đồng, nhưng khoản nợ này lại chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên đến 66% tổng nợ xấu. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,56% hồi đầu năm lên 2,77% vào cuối quý II năm nay.
ĐHĐCĐ PG Bank: Tiếp tục không chia cổ tức năm 2023, không có kế hoạch sáp nhập trong 5 năm tới Sáng ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank - UPCoM: PGB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên ... |
PG Bank có tân Chủ tịch HĐQT sau khi Petrolimex thoái vốn thành công Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) vừa công bố thông tin về tân Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) cùng với một ... |
Em ruột sếp PG Bank “theo chân” người nhà thoái sạch vốn Ông Đinh Văn Lâm vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3,3 triệu cổ phiếu đang nắm giữ tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ... |
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|