Theo thông tin từ lãnh đạo của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC, UPCoM: MVN) vừa công bố, trong năm 2023, dù gặp nhiều những khó khăn và thách thức nhưng Doanh nghiệp vẫn nỗ lực để đạt được kết quả kinh doanh khả quan.
Cụ thể, sản lượng vận tải biển toàn Tổng công ty ước đạt 20,6 triệu tấn, sản lượng hàng thông qua cảng là 113,5 triệu tấn, mang lại doanh thu 17.964 tỷ đồng, vượt 4% kế hoạch. Lợi nhuận đạt 2.084 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch năm.
Trong bối cảnh thị trường diễn biến khó khăn, VIMC và các đơn vị thành viên đã tìm kiếm nhiều giải pháp mới để bù đắp sự sụt giảm của thị trường. Các đơn vị thành viên như Công ty CP Vận tải Biển Việt Nam (Vosco, HOSE: VOS), Công ty Vận tải biển VIMC (VLC), Công ty CP Vận tải Biển Vinaship (UPCoM: VNA) đã triển khai thuê tàu ngoài vào khai thác, giúp tăng trưởng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận.
Đáng chú ý, Vosco mạnh dạn mở rộng hoạt động thương mại nhằm tăng doanh thu, giành được quyền vận chuyển, bước đầu đem lại hiệu quả với doanh thu thương mại đạt 750 tỷ đồng. Doanh thu khối vận tải biển ước đạt 6,261 tỷ đồng (bao gồm doanh thu công ty mẹ), tương đương tăng 22% so với kế hoạch (tăng chủ yếu ở doanh thu của Vosco - tăng 1.382 tỷ đồng).
Ngoài ra, hệ thống cảng biển của VIMC trong năm 2023 tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh ngày một lớn. Các cảng biển tư nhân liên tục ra đời, với sự linh hoạt rất cao trong chính sách giá là lợi thế lớn trong công tác phát triển khách hàng.
Tính đến cuối tháng 12/2023, hệ thống cảng của VIMC gồm 84 cầu cảng có tổng chiều dài 13.882 m, chiếm hơn 26% tổng số cầu cảng và gần 17% tổng số chiều dài cầu cảng của cả nước, công suất thiết kế hệ thống cảng của VIMC khoảng 60 triệu tấn hàng rời và hơn 6,5 triệu TEU hàng container.
Tổng công ty cũng sở hữu, quản lý đội tàu gồm 59 chiếc, trong đó có 4 tàu dầu (chiếm 5% tổng trọng tải đội tàu VIMC), 10 tàu container (chiếm 7% tổng trọng tải đội tàu VIMC), 45 tàu hàng khô (chiếm 88% tổng trọng tải đội tàu VIMC). Tuổi tàu trung bình là 20 tuổi. Tổng trọng tải đội tàu khoảng 1.3 triệu DWT, trọng tải bình quân 23.019 DWT/tàu. Đội tàu của VIMC chiếm trọng tải tương đương khoảng 21% đội tàu của Việt Nam.
Dự kiến nguồn cung tàu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 khi các hãng tàu bắt đầu nhận bàn giao tàu mới sau 2 năm chờ đóng. Ngược lại, năm 2024, dự báo chỉ có số lượng thấp tàu được đem đi phá dỡ.
Mặc dù vậy, năm 2024, VIMC đặt mục tiêu giữ vững thị trường, thị phần, khách hàng, tập trung phát triển cảng nước sâu, đội tàu container đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo nhân tài, phát triển nguồn nhân lực.
Trong đó, sản lượng vận tải biển năm 2024 dự kiến đạt 15,8 triệu tấn (76% ước thực hiện 2023, do thanh lý, giảm số lượng tàu); sản lượng khối cảng biển: 123,7 triệu tấn (109% ước thực hiện 2023). Mục tiêu doanh thu 17.742 tỷ đồng, bằng 99% ước thực hiện năm 2023 và lợi nhuận đạt 2.169 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, VIMC đã tập trung nguồn lực nhằm phát triển các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển, logistics nhằm kết nối chuỗi dịch vụ logistics của VIMC. Tổng công ty đã đẩy nhanh tiến độ thi công: Dự án bến số 3, số 4 cảng Lạch Huyện (dự kiến, hoàn thành đưa vào khai thác trong quý I/2025); dự án nâng cấp bến số 1 cảng Quy Nhơn (đã khai thác thử nghiệm từ tháng 8/2023).
Đồng thời, VIMC cũng đang tập trung thúc đẩy việc xin phê duyệt chủ trương đầu tư của các dự án: Dự án Cảng Cần Giờ (TP. HCM); Dự án Cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng). Ngoài ra, với chiến lược phát triển mở rộng các ICD để tạo thành chuỗi dịch vụ logistics, VIMC đã nghiên cứu phát triển một số ICD (tại Ninh Giang, Hải Dương; Lạch Huyện, Hải Phòng; Tuy Phước, Bình Định...).
Ở một diễn biến khác, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam vừa công bố sẽ chào bán công khai toàn bộ hơn 1,3 triệu cổ phiếu SSG của Công ty CP Vận tải biển Hải Âu đang nắm giữ, (tương đương 26,46% vốn điều lệ SSG) với giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị thu về ước tính khoảng 29,5 tỷ đồng. Mức giá chào bán cao gấp 2,3 lần mệnh giá và gấp gần 2 lần so với giá đóng cửa 11.500 đồng/cổ phiếu tại phiên gần nhất (3/1/2024).
Ngoài ra, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cũng sẽ đấu giá công khai toàn bộ 437.400 đồng/cổ phiếu SHC của Công ty CP Hàng hải Sài Gòn tương đương 10,15% vốn điều lệ SHC với giá khởi điểm 22.600 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị thu về ước tính khoảng 9,9 tỷ đồng. Mức giá chào bán này cũng đang cao gấp đôi thị giá cổ phiếu SHC.
Đối tượng chào bán là các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức có nhu cầu, bao gồm nhưng không giới hạn cổ đông hiện hữu của Công ty. Nhà đầu tư đăng ký và nộp tiền đặt cọc từ 8h ngày 29/12/2023 đến 15h30 ngày 22/1/2024, tại các đại lý đấu giá do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố; nộp phiếu tham dự đấu giá chậm nhất 16h ngày 25/1/2024, tại trụ sở và chi nhánh của các đại lý đấu giá nơi nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký và nộp tiền đặt cọc.
Buổi đấu giá dự kiến tổ chức ngày 29/1/2024, tại HNX. Thời gian để nhà đầu tư nộp tiền mua cổ phiếu từ ngày 29/1 đến ngày 3/2, thời gian hoàn tiền đặt cọc từ ngày 30/1 đến ngày 2/2/2024.
Báo cáo tài chính của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cho thấy, tính đến cuối quý III/2023, khoản đầu tư vào SSG có giá trị hợp lý hơn 14,6 tỷ đồng, thấp hơn gần 20% so với con số 18,2 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm 2023. Tuy nhiên, với giá trị thu về ước tính 29,5 tỷ đồng, MVN dự kiến vẫn sẽ có lợi nhuận.
DIC Corp chấm dứt góp vốn vào 2 chủ đầu tư dự án thành phần Khu đô thị Đại Phước Cuối năm 2023, DIC Corp đã thông qua hai chủ trương chấm dứt góp vốn vào Công ty TNHH Đại Phước Thiên Minh và Công ... |
Năm 2023, Đầu tư và Thương mại TNG đạt doanh thu hơn 7.000 tỷ đồng Mới đây, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố kết quả doanh thu tiêu thụ năm 2023 đạt ... |
Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) tiếp tục gia hạn trả lãi lô trái phiếu mệnh giá 400 tỷ đồng Trong khoảng 1 tháng, Nam Sông Hậu đã 2 lần gia hạn thanh toán lãi trái phiếu với số tiền lần lượt 10,1 tỷ đồng ... |
Tiểu Vy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|