Ông lớn BĐS Trung Quốc nộp đơn xin bảo hộ phá sản

(Banker.vn) China Evergrande Group, một trong những doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Trung Quốc, vừa chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ.

Evergande, công ty phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên toà án ở Mỹ York trong ngày hôm qua, 17/8. Động thái này diễn ra vào thời điểm 2 năm sau khi Evergrande rơi vào cảnh vỡ nợ, đánh dấu một bước leo thang mới của cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc.

Trước đó, Evergrande đã làm việc nhiều tháng để hoàn thành kế hoạch tái cấu trúc nợ ở nước ngoài. Hồi tháng 4, doanh nghiệp này nói rằng họ đã nhận được sự hỗ trợ cần thiết của các chủ nợ để thực hiện kế hoạch.

Ông lớn BĐS Trung Quốc nộp đơn xin bảo hộ phá sản
Tập đoàn Evergreande. Ảnh mih họa.

Evergrande lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu bằng đồng USD từ tháng 12/2021 sau nhiều tháng không chắc chắn về tình hình tài chính của mình. Những khó khăn của doanh nghiệp này đã góp phần làm trầm trọng làn sóng bất ổn trong thị trường bất động sản Trung Quốc. .Theo báo cáo tài chính bị trì hoãn được Evergrande công bố mới đây, công ty đã lỗ tổng cộng 81 tỷ USD trong 2 năm. Tính đến thời điểm cuối năm ngoái, Evergrande đã bán trước 720.000 căn hộ chưa xây xong - theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Gavekal Dragonomics.

Cùng hoàn cảnh với Evergrande, một doanh nghiệp địa ốc khổng lồ khác của Trung Quốc là Country Garden đang đứng trước khả năng vỡ nợ vì đã trễ hạn thanh toán nợ trái phiếu với tổng giá trị lên tới 200 tỷ USD. Về phần mình, Country Garden dự kiến lỗ 7,6 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023 và theo một ước tính, công ty này chưa hoàn tất 1 triệu căn hộ đang xây dang dở ở hàng trăm thành phố trên toàn quốc.

Ngành bất động sản Trung Quốc từ lâu là lĩnh vực mà hàng triệu người dân nước này trông vào để làm giàu. Lĩnh vực này bắt đầu gặp khó từ mấy năm trước, sau khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu siết chặt chính sách kiểm soát để hạ nhiệt giá nhà. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra khẩu hiệu “nhà là để ở, không phải để đầu cơ”. Năm 2020, Bắc Kinh tung ra các biện pháp nhằm xử lý tình trạng vay nợ quá mức trong ngành bất động sản, khiến các công ty địa ốc gặp khó khăn trong việc huy động vốn, dẫn tới một làn sóng vỡ nợ.

Theo tờ báo New York Times nhận định, việc Evergrande hiện vẫn đang đàm phán với chủ nợ là một dấu hiệu cho thấy những vấn đề nghiêm trọng về cấu trúc và khả năng thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt một cú sập từ từ.

Thị trường chứng khoán ngày 18/8/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất gần 10 điểm; HOSE sắp tổ chức họp bàn về triển khai hệ thống KRX; Một cá nhân trở ...

Chứng khoán phiên sáng 18/8: VN-Index tiếp đà giảm sâu, VIC là gánh nặng cho thị trường

Tiếp nối quan tính giảm điểm của phiên hôm quan, VN-Index tiếp tục điều chình với thanh khoản lớn trong phiên sáng nay. Đáng chú ...

Chục triệu cổ LDG nằm sàn sau thông tin Chủ tịch bán chui cổ phiếu

Ghi nhận trong đầu phiên giao dịch 17/8, có tới hơn 15 triệu cổ phiếu LDG được bán với giá sàn tại thời điểm 9 ...

Hoàng Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục