OCB phát hành thành công 1.350 tỷ đồng trái phiếu

(Banker.vn) Ngày 7/11, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB).

Theo đó, OCB đã phát hành thành công và 850 trái phiếu mã OCBL2326010 và 500 trái phiếu mã OCBL2326011 vào ngày 31/10 vừa qua.

Được biết, hai lô trái phiếu có tổng giá trị theo mệnh giá lần lượt ở mức 850 tỷ đồng và 500 tỷ đồng, đây đều là trái phiếu phát hành trong nước và có kỳ hạn 3 năm.

Đây là các đợt phát hành trái phiếu đầu tiên của OCB trong quý 4 và là lô trái phiếu thứ 10 và 11 được ngân hàng này huy động trong năm 2023.

Cụ thể, tính từ thời điểm ngày 26/6 đến nay, OCB đã phát hành thành công 11 lô trái phiếu có thời hạn từ 2 - 5 năm với tổng giá trị theo mệnh giá 12.550 tỷ đồng.

OCB phát hành thành công 1.350 tỷ đồng trái phiếu
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB).

Trước đó, vào ngày 22/6, ngân hàng này cũng đã công bố nghị quyết về việc chào bán và phát hành trái phiếu riêng lẻ, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền hoặc không có bảo đảm/bảo lãnh thanh toán trong năm 2023.

Theo đó, OCB dự kiến sẽ phát hành tối đa 26.000 trái phiếu, với mệnh giá tương ứng 1 tỷ đồng/trái phiếu. Theo kế hoạch, lượng trái phiếu này sẽ được phát hành thành 15 đợt, giá trị mỗi đợt từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng trong quý 2, 3 và 4/2023. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu thực hiện thành công tất cả các đợt phát hành trái phiếu nói trên, OCB sẽ huy động về 26.000 tỷ đồng theo mệnh giá. Con số này cao hơn nhiều so với 12.300 tỷ đồng của năm 2022.

Ở chiều ngược lại, ngoài việc đẩy mạnh huy động vốn từ trái phiếu, OCB cũng là một trong những ngân hàng tích cực mua lại trái phiếu trước hạn trong năm 2023. Tính từ đầu tháng 5/2023 đến nay, OCB mua lại trước hạn 12 lô trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá 10.900 tỷ đồng. Các lô trái phiếu cùng có thời hạn 3 năm và được phát hành trong năm 2021 và 2022.

Về tình hình kinh doanh của OCB, theo dữ liệu tài chính quý 3/2023, ngân hàng này ghi nhận khoản thu nhập chính là lãi thuần đạt 1.865 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, một số khoản kinh doanh ngoài lãi tại OCB cũng ghi nhận tăng trưởng, đặc biệt kinh doanh ngoại hối tăng đột biến 239% lên gần 175 tỷ đồng. Hoạt động chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư cũng có sự chuyển đổi từ lỗ trong kỳ trước sang lãi ở kỳ này, lần lượt đạt 0,4 tỷ đồng và 219 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 56 tỷ đồng và 11 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, thu nhập từ hoạt động dịch vụ ghi nhận giảm 32% so với cùng kỳ, xuống còn 202 tỷ đồng, trong khi đó chi phí hoạt động dịch vụ tăng 9% lên mức 31 tỷ đồng. Do đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ ghi nhận đạt 171 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ.

Kết quả, tổng thu nhập hoạt động tại OCB ghi nhận tăng 19% lên 2.468 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí hoạt động gần như đi ngang so với năm ngoái. Do đó, OCB ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 1.666 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ.

Cùng với đó, OCB cắt giảm gần 13% dự phòng rủi ro tín dụng xuống còn 311 tỷ đồng, do đó ngân hàng này có lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 1.355 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ. Theo đó, OCB trở thành ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong quý 3/2023.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 3.915 tỷ đồng, tăng 47,8% so với cùng kỳ, chỉ sau mức tăng trưởng của Sacombank và hoàn thành 53% kế hoạch lợi nhuận năm (6.000 tỷ đồng).

Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của OCB mở rộng 11,7% so với hồi đầu năm, đạt gần 216.800 tỷ đồng. Trong đó, số dư cho vay khách hàng tăng 9,8%, lên gần 131.500 tỷ đồng. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác là 23.165 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng tăng 12,7%, đạt gần 115.200 tỷ đồng. Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu của OCB đã tiếp tục tăng với 4.921 tỷ đồng vào cuối quý 3/2023, tương ứng mức tăng 84,2% so với cuối năm ngoái. Đặc biệt tăng mạnh ở khoản nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ. Qua đó tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,23% lên 3,74%.

Tính đến cuối tháng 9, số lượng nhân viên của OCB đạt 6.523 người, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí bình quân cho nhân viên tại ngân hàng tăng 11,6% lên 26,7 triệu đồng/ tháng.

Về chất lượng tài sản, tại thời điểm cuối quý 3, tổng nợ xấu của OCB ghi nhận ở mức 4.921 tỷ đồng, tăng mạnh 84% so với thời điểm hồi đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này cũng tăng tương ứng từ 2,23% hồi cuối năm 2022 lên 3,74% ở thời điểm cuối quý 3/2023. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn tăng 9% lên hơn 1.499 tỷ đồng.

Tiên phong đổi mới sáng tạo, OCB lọt top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam 2023

Với kết quả kinh doanh ấn tượng cùng các sản phẩm công nghệ tài chính dẫn đầu, Ngân hàng Phương Đông (OCB) tiếp tục được ...

Nguồn vốn ưu đãi dành cho doanh nghiệp SMEs do phụ nữ làm chủ

Với khoản vay 55 triệu USD từ Định chế tài chinh Phát triển thuộc Ngân hàng Tái thiết KFW của Đức (DEG), OCB sẽ triển ...

Thùy Linh (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán