Taseco Airs (AST): Hành trình từ hoàng kim đến nguy cơ huỷ niêm yết | |
Tập đoàn Taseco: Lợi nhuận lao dốc không phanh, dòng tiền kinh doanh âm "kinh niên" |
Như đã đề cập tại bài viết Tập đoàn Taseco: Lợi nhuận lao dốc không phanh, dòng tiền kinh doanh âm "kinh niên", Taseco Land là công ty con cấp 1 của Công ty CP Tập đoàn Taseco, đóng vai trò là công ty mẹ trong lĩnh vực bất động sản với ít nhất 12 đơn vị thành viên.
Là thương hiệu bất động sản có danh, Taseco Land phát triển đa dạng loại hình sản phẩm, từ căn hộ chung cư cao cấp, nhà phố thương mại, biệt thự đến biệt thự nghỉ dưỡng và căn hộ khách sạn mang thương hiệu À La Carte. Công ty cũng không giấu giếm tham vọng lên sàn HoSE vào năm 2023. Bởi vậy, giới đầu tư đang bày tỏ sự quan tâm lớn đến năng lực tài chính của doanh nghiệp này thềm niêm yết. Tuy nhiên, do quy mô của Taseco Land tương đối lớn, bài viết này chỉ xét riêng tới pháp nhân Công ty mẹ.
Bước nhảy của hàng tồn kho
Dữ liệu cho thấy từ năm 2019 đến năm 2021, tổng tài sản của Taseco Land đã tăng khá nhanh chóng từ 2.210 tỷ đồng lên 3.007 tỷ đồng rồi đạt tới 5.061 tỷ đồng, tức trong 3 năm tăng gấp 2,3 lần.
Đóng góp lớn vào sự tăng trưởng này (chiếm 50%) là hàng tồn kho, đã tăng từ 27 tỷ đồng lên 440 tỷ đồng rồi lên tới 1.410 tỷ đồng, tức trong 3 năm đã tăng gấp 52 lần.
Các khoản phải thu ngắn hạn cũng có sự gia tăng đáng kể, từ 394 tỷ đồng (2019) lên 775 tỷ đồng (2021), tức tăng gấp 2 lần.
Nợ vay của Taseco Land tăng đáng kể trong giai đoạn 2019 – 2021, từ 688 tỷ đồng lên 913 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ |
Tuy nhiên, đáng kể hơn cả là khoản đầu tư tài chính dài hạn, trong cùng giai đoạn nêu trên, đã bền bỉ tăng, lần lượt đạt: 1.364 tỷ đồng, 1.726 tỷ đồng và 2.058 tỷ đồng, dù cho về tỷ trọng trong tổng tài sản đã liên tục giảm, từ 62% xuống 57% rồi 41%. Nhắc lại rằng Taseco Land là công ty mẹ trong lĩnh vực bất động sản của Tập đoàn Taseco, bởi vậy việc dành phân nửa tổng tài sản để đầu tư tài chính dài hạn đã cho thấy rõ vai trò công ty mẹ của đơn vị này.
Về nguồn vốn, diễn biến đồng pha với tài sản, nợ phải trả của Taseco Land tăng rất nhanh, từ 764 tỷ đồng (năm 2019) lên 1.239 tỷ đồng (năm 2020) và đạt 2.870 tỷ đồng (năm 2021), tức trong 3 năm tăng gần 4 lần.
Điều đáng chú ý là cơ cấu nợ phải trả dần nghiêng lệch sang nợ ngắn hạn, với tỷ trọng của nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm, lần lượt là: 36%, 41% và 76%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự tăng lên đột ngột của khoản “người mua trả tiền trước ngắn hạn”, đạt tới 1.141 tỷ đồng vào năm 2021.
Ngoài ra, có thể thấy, nợ vay của Taseco Land cũng đã tăng rất đáng kể trong cùng giai đoạn 2019 – 2021, từ 688 tỷ đồng lên 913 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 33%.
Thấy gì ở dòng tiền kinh doanh?
Việc xem xét bức tranh tài chính sẽ giúp hiểu được tình hình kinh doanh của Taseco Land trong giai đoạn 2019 – 2021. Chẳng hạn vào năm 2019, doanh thu thuần của Công ty đạt mức rất thấp, chỉ 24 tỷ đồng; lợi nhuận gộp vỏn vẹn 8 tỷ đồng. Song nhờ có khoản đầu tư tài chính dài hạn hơn 1.300 tỷ đồng (chiếm 62% tổng tài sản), Taseco Land có được doanh thu tài chính tới 135 tỷ đồng, qua đó thoát khỏi tình cảnh thua lỗ, báo lãi trước thuế 104 tỷ đồng.
Tuy nhiên, may mắn không đến hai lần. Năm 2020, dù Taseco Land tiếp tục duy trì một khoản đầu tư tài chính dài hạn rất lớn (hơn 1.700 tỷ đồng), nhưng chỉ gặt hái được 32 tỷ đồng doanh thu tài chính, qua đó khiến lãi trước thuế giảm tới 40% so với năm trước, chỉ đạt 62 tỷ đồng.
Phải đến năm 2021, Taseco Land mới vượt qua được cảnh lệ thuộc vào hoạt động đầu tư tài chính để sống đàng hoàng bằng hoạt động kinh doanh. Năm này, doanh thu thuần đạt 498 tỷ đồng, biên lãi gộp lên tới 72%, giúp Công ty có lãi trước thuế 191 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với năm trước đó.
Tuy nhiên, lợi nhuận trên bảng kết quả kinh doanh mới chỉ là một phần của vấn đề. Phần còn lại nằm ở dòng tiền kinh doanh. Và điều đáng buồn là trong 2 năm 2019 – 2020, Taseco Land đều bị âm dòng tiền kinh doanh khá nặng, lần lượt âm 123 tỷ đồng và âm 151 tỷ đồng.
Năm 2021, dòng tiền kinh doanh dương 968 tỷ đồng, song nguyên nhân lại là do Công ty tăng được các khoản phải trả - một biểu hiện của tình trạng chiếm dụng vốn, thay vì cải thiện được các chỉ số hàng tồn kho, khoản phải thu.
Điều đáng chú ý khác là dòng tiền vay mượn của Taseco Land tăng lên khá mạnh qua các năm: năm 2019 là 779 tỷ đồng, năm 2020 lên tới 1.092 tỷ đồng (tăng 40%), năm 2021 vượt mốc 1.630 tỷ đồng (tăng 49%). Như vậy trong 3 năm, dòng tiền vay mượn đã tăng hơn 2 lần.
Hải Thu
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|