Nợ xấu vay mua nhà tăng cao, nhiều ngân hàng nhỏ gặp khó

(Banker.vn) Trong năm 2024, sự phục hồi của các khoản vay mua nhà với lãi suất cao, cùng với tốc độ hình thành nợ xấu chậm lại trong quý IV/2024, đã góp phần cải thiện chất lượng tài sản và thúc đẩy lợi nhuận tại nhiều ngân hàng lớn. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số ngân hàng nhỏ vẫn phải đối mặt với áp lực từ nợ xấu gia tăng và chi phí tín dụng cao, đặc biệt là từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Theo ông Nguyễn Mạnh Tùng, chuyên viên phân tích tại VIS Rating, tỷ lệ hình thành nợ xấu mới đã giảm tại một số ngân hàng quốc doanh và ngân hàng có quy mô lớn, giúp rủi ro tài sản trong ngành duy trì ổn định. Báo cáo cho thấy tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm nhẹ 5 điểm cơ bản, xuống còn 2,25% vào năm 2024.

Một số ngân hàng quy mô nhỏ vẫn đối mặt với áp lực do nợ xấu cao
Một số ngân hàng quy mô nhỏ vẫn đối mặt với áp lực do nợ xấu cao

Tuy nhiên, sự chênh lệch về chất lượng tín dụng giữa các nhóm ngân hàng vẫn khá rõ rệt. Một số ngân hàng lớn như VPBank đã chủ động siết chặt hoạt động cấp tín dụng đối với khoản vay tiêu dùng. Trong khi đó, Techcombank ghi nhận tỷ lệ nợ xấu vay mua nhà giảm mạnh trong nửa cuối năm 2024.

Ở nhóm ngân hàng quốc doanh, VietinBank chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về tỷ lệ nợ xấu hình thành mới, trong khi BIDV và Vietcombank tiếp tục cải thiện chất lượng tín dụng thông qua chiến lược xóa nợ tích cực.

Ngược lại, nhiều ngân hàng nhỏ tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SMEs như SaigonBank, ABBank, BAC A Bank đang đối mặt với sự suy giảm về chất lượng tài sản. Nguyên nhân chính đến từ nợ xấu trong vay mua nhà, khi nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Dữ liệu từ báo cáo tài chính quý IV/2024 cho thấy quy mô nợ xấu hình thành ròng trong toàn ngành đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ quý I/2022 – thời điểm trước khi nợ xấu bắt đầu chu kỳ gia tăng do các yếu tố vĩ mô và sự suy yếu của thị trường bất động sản.

Một số ngân hàng như VietinBank, Techcombank, TPBank và NamABank ghi nhận sự cải thiện về nợ xấu ròng khi các khoản nợ xấu nội bảng được chuyển về nhóm nợ có chất lượng tốt hơn.

Theo chuyên gia phân tích tại Công ty chứng khoán VDSC, xu hướng này được hỗ trợ bởi khả năng trả nợ của khách hàng đã cải thiện đáng kể trong quý IV/2024. Điều này thể hiện qua sự sụt giảm trong số dư lãi, phí phải thu cũng như số ngày phải thu lãi bình quân so với quý trước. Dự báo, xu hướng giảm nợ xấu sẽ tiếp tục giúp nâng cao chất lượng tài sản của ngành ngân hàng trong năm 2025.

Báo cáo tài chính quý IV/2024 từ 27 ngân hàng cho thấy tỷ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành đã tăng từ 82,4% vào cuối năm trước lên 91,4% vào cuối năm 2024. Trong đó, 14/27 ngân hàng ghi nhận mức tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong năm qua.

Tuy nhiên, chỉ còn 4 ngân hàng duy trì được tỷ lệ bao phủ trên 100%, bao gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Techcombank. Các ngân hàng còn lại có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp hơn mức này, phản ánh sự khác biệt trong khả năng xử lý rủi ro tín dụng giữa các nhóm ngân hàng.

Ngành Ngân hàng 2025: Tăng trưởng tín dụng có thể đạt 15%, nợ xấu vẫn là thách thức lớn

Năm 2025, tăng trưởng tín dụng toàn ngành Ngân hàng được dự báo đạt 15%, tương đương mục tiêu năm 2024, cao hơn mức tăng ...

VDSC: Nợ xấu ngân hàng 2025 cải thiện nhờ lãi suất thấp và pháp lý thông thoáng

VDSC dự báo nợ xấu ngân hàng sẽ tăng nhẹ sau Thông tư 02, nhưng tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng giảm còn 1,26% ...

Ngân hàng thanh lý hàng loạt căn hộ cao cấp, xe sang để thu hồi nợ xấu

Trước thềm Tết Nguyên đán, nhiều ngân hàng đồng loạt rao bán các tài sản thế chấp, bao gồm biệt thự cao cấp và xe ...

Sơn Tùng

Sơn Tùng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục