Khép lại quý 2/2023, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng bất ngờ tăng vọt. "Làn sóng" nợ xấu tại ngành ngân hàng đã được giới chuyên gia dự báo và nhận định từ trước. Tình hình ảm đạm của nền kinh tế chính là nguyên nhân tạo ra làn sóng nợ xấu tại các ngân hàng. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp liên tiếp gặp nhiều khó khăn trước các tác động tiêu cực từ bên ngoài, đặc biệt là do ảnh hưởng từ khó khăn của bất động sản và tài chính tiêu dùng.
Với tình trạng nợ xấu tăng vọt, liệu nhóm cổ phiếu ngân hàng còn đáng để đầu tư?
Ông Nghiêm Quang Duy, CEO của DGInvest. |
Theo quan điểm của ông Nghiêm Quang Duy, CEO của DGInvest, nợ xấu ngân hàng là điều mà rất nhiều nhà đầu tư e ngại. Cụ thể:
"Trên thị trường chứng khoán, dòng tiền vẫn vào các cổ phiếu ngân hàng khiến nhóm cổ phiếu này tăng giá trong thời gian gần đây. Nguyên nhân dòng tiền tìm tới nhóm cổ phiếu ngân hàng là do lãi suất cho vay vẫn ở nền tảng cao trong khi lãi suất huy động đã hạ xuống rất thấp.
Cụ thể, tại ngân hàng VPbank, lãi suất huy động ghi nhận tại cuối 2022 là 9%, tuy nhiên giờ chỉ còn 6,5%/ năm. Điều đó làm cho NIM của ngân hàng gia tăng và ngân hàng vẫn có những kỳ vọng trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên trong giai đoạn cuối năm nay, khi lãi suất cho vay sẽ buộc phải giảm xuống nhiều hơn đồng thời nợ xấu gia tăng, nhóm ngân hàng sẽ gặp phải nhiều sức ép.
Xét trên BCTC quý 2/2023, có thể thấy rằng tình trạng nợ xấu của nhóm ngân hàng chưa quá căng thẳng. Tại thời điểm 30/6/2023, chỉ có vài ngân hàng như VCB, TPB,... tăng về nợ xấu. Với quy mô nhỏ và tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới gần 400% nên áp lực chưa có nhiều đối với VCB. Chính vì vậy dòng ngân hàng dưới sự dẫn dắt của VCB vẫn tăng điểm trong những ngày tháng 7 vừa qua.
Tính tới thời điểm hiện tại, các cổ phiếu ngân hàng đã tăng giá khoảng 10% - 20% và nhiều cổ phiếu đã trở lại vùng đỉnh cũ tương đương thời điểm VN-Index ở vùng 1500 điểm. Tuy nhiên, áp lực nợ xấu giai đoạn cuối năm sẽ là một dấu hỏi. Nếu như các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng nhiều hơn và điều này dẫn tới lợi nhuận sẽ bị bào mòn.
Khi đó, các cổ phiếu ngân hàng khả năng cao sẽ bước vào nhịp điều chỉnh sâu và rộng ở quý 4 năm 2023 này. Vì lẽ đó, vị thế tham gia đầu tư ngắn hạn lướt sóng với các cổ phiếu ngân hàng sẽ có lợi thế hơn ở giai đoạn hiện tại. Đối với vị thế đầu tư dài hạn, NĐT nên chờ đợi khi nợ xấu bộc lộ rõ và giá cổ phiếu ngân hàng chiết khấu về những mức định giá hấp dẫn, lúc đó cơ hội sẽ nhiều hơn".
Đánh giá tổng quan, dựa trên số liệu từ Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), đến cuối quý 2/2023, nợ xấu của các tổ chức tín dụng gia tăng mạnh so với trước, nợ xấu tiềm ẩn đến nay 5,34%, nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng trên 3%, một số ngân hàng, công ty tài chính nợ xấu tăng đột biến trên 5%.
Tỷ lệ nợ xấu càng cao, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến dòng vốn của các ngân hàng. Đây là nguyên nhân chính kiềm chế sự lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế. Nhiều chuyên gia phân tích nhận định, nợ xấu ngân hàng tiếp tục chịu áp lực gia tăng trong năm 2023 trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp gần như đóng băng.
Nợ xấu tăng nhanh, Agribank liên tục rao bán nhiều loại tài sản đảm bảo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa thông báo bán đấu giá tài sản là toàn bộ công trình ... |
Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu cao nhất nửa đầu năm 2023? Nhiều ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng vọt sau quý 2/2023. Vậy kết thúc 6 tháng đầu năm, đâu là ngân hàng tỷ lệ ... |
Hai ngân hàng được giao room tới 24% Trong báo cáo ngành ngân hàng của Công ty CP Chứng khoán VNDirect, các chuyên gia phân tích cho hay đã có hai nhà băng ... |
Thiên Dương
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|