Nợ lãi trái phiếu hơn 5 tỷ, DN của đại gia Đường "bia" không thu xếp đủ dòng tiền, xin trả dần trong một năm

(Banker.vn) Đường Man "khất" nợ trái phiếu trong tình trạng liên tục thua lỗ, sử dụng đòn bẩy "quá tay".
DIC Corp "thay tướng" giữa lúc thị giá tăng ấn tượng, cách ba tuần trước ĐHĐCĐ 2023
Ông Đường "bia" nổi danh là chủ của những tòa khách sạn dát vàng sang trọng như Wyndham Hanoi Golden Lake, Danang Golden Bay, Hội An Golden Sea... đắt giá tại Hà Nội.

Công ty CP Đường Man vừa công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu của lô DMBOND2017 trị giá 200 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cho biết, mặc dù ngày 30/11/2022 là điểm đến hạn thanh toán tiền lãi của trái phiếu với hơn 5,5 tỷ đồng, tuy nhiên, do chưa thu xếp đủ nguồn thanh toán nên Đường Man đã phải trễ hẹn với nhà đầu tư.

Doanh nghiệp lên kế hoạch trả dần số tiền lãi trái phiếu này thành 4 đợt, trong đó mỗi đợt dự kiến trả 25% tổng lãi cùng với tiền phạt chậm (khoảng 1,4 tỷ đồng). Đợt 1 sẽ trả chậm nhất vào 30/9/2023; đợt 2 trả muộn nhất vào ngày 15/10/2023; đợt 3 và đợt 4 lần lượt là các ngày 31/10/2023 và 20/11/2023.

Đáng nói, trước đó trong kỳ trả lãi trái phiếu tháng 2/2022, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn sôi động và môi trường kinh doanh chưa bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều biến cố, Đường Man đã cho thấy sự khó khăn trong công tác thu xếp dòng tiền thanh toán và kết cục là bị trễ hẹn khoảng 2 tuần. Doanh nghiệp thừa nhận khó khăn trên và chấp nhận nộp thêm tiền phạt trả chậm hơn 9 triệu đồng.

Điều đó đã dấy lên những lo ngại về khả năng thanh toán của Đường Man trong các kỳ tiếp theo...

Theo tìm hiểu, lô trái phiếu DMBOND2017 có khối lượng phát hành là 200 đơn vị, mỗi đơn vị có mệnh giá 1 tỷ đồng, tương ứng tổng giá trị 200 tỷ đồng. Kỳ hạn trái phiếu là 7 năm, đáo hạn ngày 20/11/2024. Lãi suất cố định 10,75%/năm, tính ra khoảng 21,5 tỷ đồng tiền lãi/năm.

Tổ chức lưu ký là Ngân hàng TNHH Indovina. Được biết, đây cũng là nhà băng cấp tín dụng tích cực nhất cho Đường Man. Giữa hai bên thường xuyên phát sinh những giao dịch bảo đảm, chẳng hạn như hệ thống máy móc sản xuất; các khoản lợi thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị tài sản gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh).

Trên thương trường, Đường Man được biết đến là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Hòa Bình của doanh nhân Nguyễn Hữu Đường (ông Đường "bia"), và là doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất malt bia, mảng kinh doanh đã đem lại tiền bạc lẫn danh vọng cho vị đại gia gốc Hà Nội.

Về hoạt động, Đường Man là nhà cung cấp malt bia chính thức cho nhiều đơn vị sản xuất bia trong nước, tiểu biểu là Sabeco (HOSE: SAB) - doanh nghiệp đứng top đầu thị phần bia tại Việt Nam.

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX, trong hai năm trở lại đây (2020 - 2021), Đường Man liên tục thua lỗ, lần lượt 92 tỷ đồng và 51,5 tỷ đồng, tổng cộng gần 144 tỷ đồng.

Các khoản lỗ đã làm hao hụt vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2021 chỉ còn 158 tỷ đồng, trong khi hết năm 2020 đạt mức 210 tỷ đồng.

Đặc biệt, cuối năm 2021, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lên đến 8,42 lần, tương ứng hơn 1.300 tỷ đồng. Trong đó, hệ số dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu là 1,26 lần, tương đương số dư trái phiếu cùng thời điểm gần 200 tỷ đồng. Đây chính là dư nợ của lô trái phiếu DMBOND2017.

Thành lập năm 2002, Đường Man đã đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất malt đồng bộ, hiện đại và tự động hóa của Lausmann - Đức (một trong những hãng hàng đầu thế giới về cung cấp thiết bị sản xuất malt).

Đầu tháng 5/2004, những tấn Malt thành phẩm đầu tiên đã xuất xưởng, được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao. Điểm mạnh của dây chuyền này là có thể cùng một lúc sản xuất ra nhiều loại Malt, đáp ứng được những nhu cầu khác nhau từ nhiều khách hàng.

Một đặc tính nổi trội của Malt Đường là có khả năng chuyển hoá gạo tốt hơn và hiệu suất thu hồi cao hơn so với malt ngoại nhập. Đây là một ưu điểm mà Malt ngoại khó cạnh tranh được.

Bên cạnh đó, Đường Man rất chú trọng đến vấn đề nguyên liệu sản xuất, các loại lúa mạch đang được dùng để sản xuất Malt đều được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các nước trồng và xuất khẩu barley lớn nhất thế giới như Australia, Canada, Châu Âu...

Tiêu chí chọn nguyên liệu của Đường Man là phải đạt tất cả các chỉ tiêu về kĩ thuật như độ ẩm, hàm lượng protein, cỡ hạt, màu sắc...và các chỉ tiêu khác để phù hợp với điều kiện sản xuất và yêu cầu của ngành bia Việt Nam.

'Đại gia Đường bia' hé lộ 3 cuốn tiểu thuyết giúp nâng tầm hiểu biết và có ích cho công việc, từ dân kinh doanh đến tài chính ngân hàng đều nên đọc

Theo doanh nhân Nguyễn Hữu Đường, những chuyện tưởng như chẳng liên quan gì đến kinh doanh, cuối cùng đều giúp nâng tầm hiểu biết ...

Hải Phòng: Đại gia Đường 'bia' cạnh tranh dự án nhà ở xã hội gần 4.900 tỷ đồng

Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hải Phòng đã mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Khu nhà ở xã ...

Trụ cột mảng sản xuất malt bia của đại gia Đường "bia" chịu lỗ nặng, tổng nợ gấp hơn 8 lần tổng vốn

Thành lập năm 2002, Đường Man đã đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất malt bia đồng bộ, hiện đại và tự động hóa ...

Thanh Phong

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán