|
Trên toàn cầu, khảo sát cho thấy, gần 3/4 số doanh nghiệp đang phải vật lộn với tình trạng gia tăng chi phí, trong đó, tỷ lệ phản hồi cao nhất dành cho các áp lực về chi phí tăng và 1/3 lo ngại về tình trạng giảm thu nhập, tương ứng với đó là tỷ lệ phản ánh về biến động ngoại hối do sự hoài nghi và những dự cảm về suy thoái đang chi phối triển vọng kinh tế mới nhất.
Khảo sát cũng chỉ ra 2 diễn biến mới cho thấy bản chất bấp bênh của môi trường thương mại. Trước tiên là sự gia tăng số đáp viên báo cáo về “những vấn đề trong việc đảm bảo thanh toán nhanh chóng”, ghi nhận ở mức cao nhất trong vòng 4 năm qua. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự gia tăng số lượng các tổ chức có khả năng gặp khó về dòng tiền. Bên cạnh đó, khảo sát cũng phát hiện sự gia tăng đáng chú ý các báo cáo về “những vấn đề trong tiếp cận tài chính”, phản ánh chính sách thắt chặt tiền tệ ngặt nghèo nhất trong gần 40 năm qua có thể đã tác động tới tính thanh khoản của doanh nghiệp.
|
Các dữ liệu thể hiện niềm tin vào triển vọng kinh tế tăng nhẹ những vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình ghi nhận suốt thập kỷ qua, trong khi 3 chỉ số khác liên quan mật thiết tới hoạt động kinh tế - bao gồm số đơn hàng mới, chi phí vốn và việc làm – cũng đều có sự suy giảm. Nhìn chung, các thông tin ghi nhận được phản ánh đúng thực trạng tăng trưởng toàn cầu chậm lại trong khoảng thời gian còn lại của năm, cùng với gia tăng áp lực lạm phát.
Tiến sỹ Josh Heniro, Giám đốc cấp cao của IMA, khu vực Đông Nam Á cho biết: “Quan ngại ngày càng lớn về gia tăng mức lãi suất trước nguy cơ lạm phát tăng cao và hệ quả của việc thắt chặt chính sách dẫn đến rủi ro làm chậm sự phát triển kinh tế toàn cầu so với mức kỳ vọng của các doanh nghiệp trong năm 2023”.
Nhận xét về triển vọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tiến sỹ Josh Heniro, cho rằng: “Điểm sáng tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương là chính sách tiền tệ vẫn được điều tiết thỏa đáng, giúp mức tăng lạm phát nằm trong giới hạn chấp nhận được so với các khu vực khác. Đó có thể là lý do tại sao chúng ta đang thấy sự phục hồi niềm tin trong số người tham gia khảo sát trên địa bàn."
Khảo sát cũng cho thấy sự phân hóa trong mức độ của niềm tin giữa các khu vực, khi các mức độ thấp ghi nhận tại Bắc Mỹ và Tây Âu tương phản sâu sắc với cái nhìn lạc quan ghi nhận tại Trung Đông và Nam Á.
Cụ thể, các phát hiện tại khu vực Bắc Mỹ minh họa tác động của gia tăng lạm phát và nền kinh tế thế giới. Sau khi giảm xuống mức thấp kỷ lục trong quý II, niềm tin của cộng đồng Bắc Mỹ phần nào phục hồi trong quý III, song vẫn là một trong hai mức thấp nhất từng ghi nhận trong lịch sử khảo sát. Đáng lo ngại hơn là các chỉ số đơn hàng mới, chi phí vốn và việc làm đều suy giảm nghiêm trọng trong quý này.
Ông Jamie Lyon, Trưởng ban Kỹ năng, Khối ngành và Công nghệ tại ACCA cho biết: “Khảo sát Điều kiện Kinh tế toàn cầu mới nhất chỉ rõ những thách thức tới đây đối với nền kinh tế thế giới, phản chiếu đà sụp đổ kinh tế từ khi xung đột Nga và Ukraine nổ ra, việc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ ở các khu vực pháp lý then chốt và cuộc khủng khoảng giá sinh hoạt. Một trong những rủi ro lớn nhất nằm ở việc các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ tới mức nào trong các tháng sắp tới nhằm chế ngự áp lực lạm phá và liệu nền kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng chậm hơn cả mức kỳ vọng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong năm 2023 hay không”.
Khảo sát GECS quý III/2022 được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 2-14/9/2022 với 905 ý kiến trả lời. GECS được xem là Khảo sát kinh tế thường niên lớn nhất lấy ý kiến đóng góp của các kế toán viên hoạt động trên khắp thế giới. Xem chi tiết báo cáo tại đây .
Hoàng Chi
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|