Thủ tướng Fumio Kishida đã rất cảnh giác với tình trạng lạm phát bị đẩy lên do đồng Yên mất giá. Sự phục hồi của đồng tiền từ mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ sẽ là một sự giải thoát cho Nhật Bản, đất nước đang ở thời điểm quan trọng để đạt được "chu kỳ tốt" giữa lương và giá cả sau một thời gian dài sa lầy vào giảm phát.
Đồng tiền của Nhật Bản yếu đi là một vấn đề phức tạp, mặt tiêu cực của nó đã lộ rõ, đặc biệt là tác động làm tăng chi phí nhập khẩu đối với một quốc gia đang khan hiếm tài nguyên.
Đồng Yên có thể tăng trở lại mức 150 so với đồng đô la Mỹ (USD) vào cuối năm 2024 sau khi giao dịch dưới mức 160 trong một khoảng thời gian từ cuối tháng 6, điều này tùy thuộc vào tốc độ cắt giảm lãi suất ở Mỹ, với thị trường tài chính kỳ vọng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ quyết định giảm lãi suất vào tháng 9.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, các yếu tố tiêu cực đối với đồng Yên, mà một số trong những nguyên nhân sâu xa và khó giải quyết này, rất đa dạng.
Đầu tiên, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục chậm chạp trong việc tăng lãi suất vì sợ gây tổn hại cho nền kinh tế. Nhật Bản cần tăng tốc độ tăng trưởng tiềm năng, hiện ước tính ở mức dưới 1%, để đồng Yên có thể phục hồi thực sự.
Đầu tư quốc nội trực tiếp nhiều hơn cũng rất quan trọng để đối phó với nhu cầu ngày càng tăng của các nhà đầu tư bán lẻ Nhật Bản trong việc mua cổ phiếu và trái phiếu nước ngoài, được thúc đẩy bởi chương trình đầu tư miễn thuế được sửa đổi gần đây của Nhật Bản có tên là NISA.
Theo dữ liệu của chính phủ, từ đầu năm đến nay, Nhật Bản đã chứng kiến tổng vốn đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức này đạt trung bình khoảng 1 nghìn tỷ Yên mỗi tháng.
Nguyên nhân chính của sự không chắc chắn xoay quanh kết quả của cuộc đua vào vị trí Tổng thống Mỹ. Các thị trường tài chính, đặc biệt là chứng khoán, gần đây đã được thúc đẩy nhờ gia tăng đặt cược rằng ông Donald Trump, người được coi là ủng hộ doanh nghiệp và cắt giảm thuế, sẽ giành chiến thắng.
Ông Shinichiro Kobayashi, nhà kinh tế cấp cao tại Công ty nghiên cứu và tư vấn Mitsubishi UFJ, cho biết: “Đồng Yên ở mức hiện tại gây khó khăn cho các công ty Nhật Bản, nhất là các nhà nhập khẩu”. “Nếu tỷ giá ở mức 110-120 Yên/USD, họ có thể đối phó được trong khi các nhà xuất khẩu vẫn có lãi”.
Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp ngày càng lo ngại về đồng Yên. Tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn một nửa nền kinh tế, vẫn chậm chạp do giá hàng hóa hàng ngày tăng cao, mặc dù ngày càng nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc vượt qua vấn đề về chi phí gia tăng và tăng lương cho người lao động.
Đồng USD gần đây đã giảm trở lại mức 1 USD đổi được 155 Yên sau khi tăng vọt lên mức mạnh nhất trong hơn 37 năm là gần 162 Yên, nhờ được hỗ trợ bởi các biện pháp can thiệp của Chính phủ Nhật Bản, ước tính lên tới hơn 5 nghìn tỷ Yên.
Đồng tiền của Mỹ cũng mất đà sau những nhận xét của ông D.Trump về mối lo ngại về đồng đô la mạnh trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Businessweek trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Việc đồng Yên đã mất giá khoảng 13% so với đồng USD từ đầu năm đến nay, phản ánh khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng lớn. Nhưng sự sụt giảm gần đây đồng tiền này xuống mức 162 cũng có thể là do các nhà đầu cơ dẫn dắt, khiến chính quyền Nhật Bản dường như phải can thiệp ở mức độ khiến một số nhà đầu tư trên thị trường mất cảnh giác.
Ông Hideo Kumano, kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, tỏ ra hoài nghi về tác động lâu dài của hành động can thiệp thị trường của Nhật Bản, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết "các yếu tố mang tính cấu trúc" đằng sau việc đồng tiền yếu đi.
Ông nói: “Chúng ta có thể thấy một số thăng trầm đột ngột trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng kịch bản chính vẫn là đồng đô la mạnh và đồng Yên yếu trong trung hạn”.
V.A
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|