Tâm lý có ảnh hưởng lớn đến quyết định
Việc quản lý tài chính cá nhân thường liên quan đến yếu tố tâm lý nhiều hơn là tính toán. Bởi các yếu tố tâm lý có vai trò quan trọng trong việc đưa ra những quyết định tài chính.
Để không bị cảm xúc chi phối, bạn cần kiểm soát cảm xúc bằng những cách sau: Hạn chế tiếp xúc với những hình ảnh, video quảng cáo bắt mắt; tránh xa những cám dỗ chi tiêu xuất phát từ sở thích; áp dụng công nghệ trong quá trình quản lý tài chính cá nhân. Nếu bạn không thể kiểm soát cảm xúc của mình, hãy cài đặt các chương trình tự động như tự phân bổ số tiền vào các tài khoản tự động. Như vậy bạn sẽ hoàn thành các mục tiêu dễ dàng hơn và không cần phải lo bị cảm xúc chi phối nữa.
Ảnh minh họa |
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất
Có rất nhiều công cụ và phương pháp để lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân. Nhưng liệu bạn có thực hiện được hay không? Nếu như các khoản nợ của bạn thì quá lớn, còn các mục tiêu tiết kiệm lại quá xa vời, đến mức bạn phải nghi ngờ về tính khả thi của bản kế hoạch đó. Vì thế, để hoàn thành được những mục tiêu lớn, bạn hãy bắt đầu hoàn thành những việc nhỏ. Như hạn chế những khoản chi và thực hành tiết kiệm từ những số nhỏ lẻ nhất. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là sống túng thiếu, keo kiệt. Mà đó chỉ là việc hạn chế những thứ không thật sự quan trọng và cần thiết.
Đừng bỏ lở những cơ hội lớn
Ai cũng biết rằng tích tiểu sẽ thành đại. Nhưng bạn cũng đừng vì quá tập trung vào những thứ nhỏ nhặt, mà đánh mất những cơ hội lớn. Tuy những cơ hội lớn không đến thường xuyên, nhưng chỉ với 1 giao dịch thôi có thể sẽ mang về cho bạn có được những khoản thu nhập gấp nhiều lần hoặc nhiều chục lần những giao dịch nhỏ. Đồng thời khi quyết định sở hữu những món hàng có giá trị, bạn cũng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin và lên kế hoạch cho ngân sách. Sau đó lựa chọn các sản phẩm có tính năng, công dụng phù hợp, vừa tầm với ngân sách đã đặt ra.
Thực hiện những nguyên tắc và phương pháp quản lý tài chính phù hợp với bản thân
Trong quản lý tài chính cá nhân, mọi nguyên tắc, công cụ, phương pháp đều được sử dụng linh hoạt, không có bất kỳ một sự áp đặt theo khuôn mẫu cho từng trường hợp cụ thể nào. Và sai lầm lớn nhất trong quản lý tài chính cá nhân, chính là việc bạn đã áp dụng sai nguyên tắc cho mình.
Trên thực tế, rất hiếm có phương pháp quản lý tài chính cá nhân nào phù hợp cho tất cả mọi người. Tiêu biểu có thể kể đến như:
Không có cách thoát nợ nào là tối ưu. Bởi có người thoát nợ thành công từ việc trả các khoản nợ từ nhỏ đến lớn. Nhưng cũng không ít người thành công khi làm ngược lại.
Không có cách thức đầu tư và kênh đầu tư nào là hoàn toàn đúng. Mỗi người sẽ có một thế mạnh và sở trường riêng.
Không có cách tiết kiệm nào đúng hoàn toàn. Mỗi người sẽ có lựa chọn phương thức tiết kiệm khác nhau. Điều này phụ thuộc vào tính chất công việc, nhu cầu và mong muốn của từng người.
Vì thế, trong quản lý tài chính cá nhân, bạn đừng quá tập trung vào một phương pháp hay nguyên tắc nào mà bạn cho là đúng, hoặc nghe người khác bảo là đúng. Sự lựa chọn của bạn, phải xuất phát từ chính trải nghiệm thực tế, để rút ra cho mình phương pháp và con đường đi đúng đắn và phù hợp với bản thân nhất.
Thanh toán cho bản thân trước
Điều này có nghĩa là bạn hãy luôn dành 1 phần thu nhập cho chính bản thân của mình. Vì đây là một trong những cách tạo động lực cho bản thân.
Duy trì thói quen quản lý tài chính lành mạnh theo thứ tự "Tiết kiệm - Chi tiêu"
Thông thường, sau khi có lương/thưởng, bạn sẽ phân bổ cho các khoản chi thiết yếu trước. Sau đó mới đến các khoản dự phòng và tiết kiệm. Nhưng bây giờ hãy thử làm ngược lại, bạn hãy để ra một phần tiết kiệm, rồi sau đó mới đến phần thanh toán hóa đơn và chi phí.
Điều này giúp tạo nên tư duy cần phải tiết kiệm ngay và không trì hoãn vì bất cứ lý do gì. Vậy chúng ta cần tiết kiệm bao nhiêu là vừa đủ? Câu trả lời ở đây là, bạn có thể tiết kiệm bao nhiêu cũng được, tùy vào thu nhập và khả năng của chính bạn. Nếu nó chỉ 1% thu nhập cũng không phải là vấn đề quá lớn, bởi vì tích tiểu sẽ thành đại. Việc chúng ta cần làm là hình thành và duy trì thói quen. Những con số sẽ tăng dần khi chúng ta có những nguồn thu nhập tốt hơn.
Hy vọng với những vấn đề đã nêu trên, bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin tham khảo hữu ích trong quản lý tài chính cá nhân.
Tài chính cá nhân: Hoàn cảnh thường không như ý muốn 2 năm trước đây ít người có thể tưởng tượng được chúng ta có thể sống trong hoàn cảnh khó khăn, hạn chế như suốt ... |
Nguyên tắc của Warren Buffett "luôn giữ tiền mặt trong người" để an toàn tài chính cá nhân, liệu có còn đúng? Quan điểm đầu tư của Warren Buffett luôn minh bạch và nhất quán với việc cho rằng nguyên tắc luôn giữ tiền mặt trong người ... |
Đầu tư cho bản thân - kênh đầu tư không bao giờ lỗi thời Đầu tư cho bản thân là khoản đầu tư tốt nhất. |
Linh Chi
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|