Những tín hiệu phục hồi lợi nhuận ngân hàng dần rõ nét trong năm 2024

(Banker.vn) Công ty CP Xếp Hạng Tín Nhiệm Đầu Tư Việt Nam (VIS Rating) đánh giá, những tín hiệu hồi phục của ngành ngân hàng đang dần rõ nét khi lợi nhuận sẽ dần phục hồi trong năm 2024 nhờ NIM được cải thiện và nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên trong bối cảnh kinh tế phục hồi.

Cổ phiếu MWG hồi phục mạnh với thanh khoản tăng vọt sau cuộc họp trực tuyến

Petrolimex được dự báo lãi kỷ lục hơn 1.700 tỷ đồng trong quý 4/2023

Vượt MBBank, Agribank chiếm vị trí á quân lợi nhuận ngành ngân hàng

Theo báo cáo ngành ngân hàng 9 tháng đầu năm 2023 của Công ty CP Xếp Hạng Tín Nhiệm Đầu Tư Việt Nam (VIS Rating), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) ngành ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2023 đã giảm xuống 1,5% từ mức đỉnh 5 năm là 1,7% tại năm 2022 do tăng trưởng tín dụng suy yếu và chi phí huy động tăng mạnh sau các đợt tăng lãi suất liên tiếp từ quý IV/2022.

Trong đó, hai ngân hàng VPBankTechcombank ghi nhận mức sụt giảm ROAA mạnh nhất lần lượt là 1,6 và 0,7% do lợi suất tài sản suy yếu. Ngoài ra, lợi nhuận của ABBank, TPBank và Eximbank giảm do tăng trưởng tín dụng chậm lại (tăng trung bình 3,8% trong 9 tháng đầu năm 2023) và chi phí tín dụng tăng cao đến từ tập khách hàng bán lẻ và SME.

Những tín hiệu phục hồi lợi nhuận ngân hàng dần rõ nét trong năm 2024

Tỷ lệ ROAA cải thiện mạnh mẽ đối với Sacombank nhờ NIM hồi phục sau khi xử lý thành công một phần tài sản tồn đọng; các ngân hàng khác được hưởng lợi nhờ tăng trưởng tín dụng cao với khách hàng doanh nghiệp (MB, MSB) hoặc nhờ sự hồi phục của thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư (ACB, OCB). Lợi nhuận của các ngân hàng quốc doanh cũng cho thấy sự ổn định hơn khi chi phí tín dụng thấp hơn nhờ tỷ lệ bao nợ xấu cao hơn đáng kể so với trung bình ngành.

Nhóm phân tích cho rằng 17 trong số 27 ngân hàng trong báo cáo này sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2023. Dự báo lợi nhuận toàn ngành sẽ dần phục hồi trong năm 2024 nhờ NIM được cải thiện khi lãi suất tiền gửi sẽ điều chỉnh về vùng lãi suất thấp nhanh hơn so với lãi suất các khoản cho vay và nhu cầu tín dụng tăng lên trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi.

Khi các khoản tiền gửi có lãi suất cao huy động trong quý IV/2022 dần đáo hạn, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) bắt đầu phục hồi do môi trường lãi suất thấp. Do đó, kỳ vọng chi phí vốn của các ngân hàng sẽ điều chỉnh giảm đáng kể về mức thấp hơn. Thêm vào đó, nhu cầu tín dụng tăng trong bối cảnh nền kinh tế hồi phục sẽ góp phần làm tăng lợi suất cho vay.

Theo ước tính của VIS Rating, nợ xấu của ngành ngân hàng tăng 0,6 điểm % lên 2,2%, chủ yếu đến từ khách hàng bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Ngoài ra, nợ tái cơ cấu tăng mạnh kể từ khi Thông tư 02 đươc ban hành. Quy mô nợ tái cơ cấu chiếm khoảng 1% tổng cho vay toàn ngành tính đến cuối tháng 8/2023 và đang không được phân loại là nợ xấu.

Về vấn đề chất lượng tài sản, nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn tương đối ổn định với tỷ lệ nợ xấu chỉ tăng khoảng 0,5% nhờ tập khách hàng doanh nghiệp lớn và đa dạng. Trong số các ngân hàng tư nhân, ACB cho thấy sự ổn định cao về chất lượng tài sản, nhờ chính sách cho vay thận trọng.

VIS Rating kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu mới hình thành sẽ chậm lại do khả năng trả nợ của khách hàng dần cải thiện khi điều kiện kinh doanh khả quan hơn và mặt bằng lãi suất ở mức thấp. Các ngân hàng quốc doanh và ACB, với lịch sử duy trì chất lượng tài sản ổn định, sẽ dẫn dắt sự phục hồi của ngành.

Nhiều ngân hàng đã không tăng trích lập dự phòng khi nợ xấu gia tăng. Chi phí tín dụng trên tổng cho vay khách hàng giảm xuống còn 0,8% - 5% trong 9 tháng đầu năm 2023 từ mức 1% - 6% của năm 2022, khiến cho tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu suy yếu.

VIS Rating cho hay, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) của nhóm ngân hàng tư nhân (TPBank, Sacombank, LPBank) đã xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm do chất lượng tài sản suy giảm mạnh và trích lập dự phòng ở mức khiêm tốn. Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh duy trì tỷ lệ LLCR ở mức cao, khoảng 190% nhờ chất lượng tài sản ổn định.

Các nhà phân tích đánh giá rằng quy mô vốn toàn ngành vẫn ở mức yếu. Trong thời gian gần đây, chỉ có một vài ngân hàng tư nhân hoàn thành việc tăng vốn. Những ngân hàng như BIDV và Agribank sẽ cần nhiều thời gian hơn để nhận được chấp thuận tăng vốn.

VIS Rating kỳ vọng bộ đệm rủi ro sẽ phục hồi ở mức khiêm tốn khi lợi nhuận cải thiện sẽ góp phần củng cố quy mô vốn của các ngân hàng.

VIS Rating cho rằng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng sẽ dần phục hồi trong năm 2024 nhờ NIM được cải thiện khi lãi suất huy động giảm nhanh hơn so với lãi suất cho vay. Đồng thời, nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi.

Khi các khoản tiền gửi có lãi suất cao huy động trong quý IV/2022 dần đáo hạn, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng sẽ giảm đáng kể. VIS Rating cho biết trong quý III/2023, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của nhóm ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân đã lần lượt giảm về 5,45% và 5,7%. Ngoài ra, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cũng bắt đầu phục hồi do môi trường lãi suất thấp.

Do vậy các nhà phân tích kỳ vọng chi phí vốn của các ngân hàng sẽ điều chỉnh giảm đáng kể. Thêm vào đó, nhu cầu tín dụng tăng trong bối cảnh nền kinh tế hồi phục sẽ góp phần làm tăng lợi suất cho vay.

VIS Rating là công ty xếp hạng tín nhiệm được thành lập năm 2021 bởi sự góp vốn của hãng tín nhiệm thế giới Moody's (góp 49%) và 5 cổ đông khác (góp đều 10,2%) như: ACBS, Dragon Capital, VPS, VNDirect, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Nam A Bank.
Nam A Bank (NAB): Chạm 100 OneBank và 150 phòng giao dịch - điểm tựa cho lợi nhuận tăng trưởng, cổ phiếu bứt phá

Kết quả kinh doanh 3 quý đầu năm, Nam A Bank là một trong 6 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên ...

Ngân hàng nào có thu nhập trên cổ phiếu cao nhất 9 tháng đầu năm?

Thứ hạng chỉ số EPS của các ngân hàng có sự xáo trộn đáng kể so với quý II/2023 khi nhóm Big4 và các ngân ...

Vượt MBBank, Agribank chiếm vị trí á quân lợi nhuận ngành ngân hàng

Ngân hàng Agribank vừa có báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt gần 22.000 tỷ đồng, ...

Thiên Thanh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục