Những thay đổi đáng chú ý của Bộ chỉ số HOSE-Index 4.0: Cửa vào VN30 khó hơn?

(Banker.vn) Bộ chỉ số HOSE-Index 4.0 áp dụng từ tháng 3/2025, tập trung vào thanh khoản và hiệu quả kinh doanh. Với tiêu chí mới, điều kiện gia nhập VN30 sẽ trở nên khắt khe hơn.

Bốn quỹ ETF VN30 chuẩn bị giao dịch hàng triệu cổ phiếu LPB và POW

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa ban hành Quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE-Index phiên bản 4.0, chính thức thay thế phiên bản 3.1 từ tháng 3/2025. Đây là một bước tiến lớn nhằm nâng cao chất lượng cổ phiếu, tối ưu hóa danh mục đầu tư và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Quyết định số 747/QĐ-SGDHCM liên quan đến quy tắc này được ký ngày 30/12/2024 và có hiệu lực sau 60 ngày và thay thế Quyết định số 788/QĐ-SGDHCM ngày 25/10/2022 về việc ban hành Quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE-Index phiên bản 3.1.

Như vậy, Bộ chỉ số HOSE-Index phiên bản 4.0 sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.

Trong dự báo cáo mới đây của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), cổ phiếu LPB (Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam) sẽ được thêm mới, trong khi cổ phiếu POW (Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam) có nguy cơ bị loại ra khỏi danh mục.

VDSC nhận định, LPB đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quan trọng như free float, thanh khoản và nằm trong top 20 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất. Điều này đảm bảo LPB đủ điều kiện gia nhập rổ VN30 trong kỳ cơ cấu lần này. Việc góp mặt trong danh mục VN30 không chỉ khẳng định vị thế của LPB trên thị trường, mà còn mở ra cơ hội thu hút dòng vốn từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Ngược lại, POW - cổ phiếu được thêm vào VN30 từ quý I/2020, mặc dù vẫn duy trì tốt thanh khoản nhưng đã không còn nằm trong top 30 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa cao nhất. Điều này dẫn đến việc POW nhiều khả năng sẽ rời danh mục và được đưa vào nhóm cổ phiếu dự bị.

Những thay đổi đáng chú ý của Bộ chỉ số HOSE-Index 4.0: Cửa vào VN30 khó hơn?

Sự thay đổi này có ảnh hưởng lớn đến các quỹ ETF sử dụng chỉ số VN30 làm tham chiếu. Hiện trên thị trường, có bốn quỹ ETF mô phỏng VN30, bao gồm DCVN30, KIMVN30, MASVN30 và BVFVN30, với tổng tài sản hơn 9.400 tỷ đồng. Trong đó, DCVN30 là quỹ lớn nhất với quy mô 6.784 tỷ đồng. Theo ước tính, các quỹ này sẽ thực hiện giao dịch mua vào 19,5 triệu cổ phiếu LPB và bán ra 3,2 triệu cổ phiếu POW.

Tương tự VN30, chỉ số VNFIN LEAD sẽ không có thay đổi về thành phần cổ phiếu trong kỳ cơ cấu này. Tuy nhiên, tỷ trọng danh mục sẽ được điều chỉnh để tối ưu hóa hiệu quả. Dự kiến, quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD sẽ thực hiện bán ra nhiều nhất 535 nghìn cổ phiếu và mua bổ sung 779 nghìn cổ phiếu STB.

Những thay đổi đáng chú ý của Bộ chỉ số HOSE-Index 4.0: Cửa vào VN30 khó hơn?

Thay đổi lớn về tỷ trọng ngành Tài chính trong VN30

Theo đánh giá của VDSC, Bộ chỉ số HOSE-Index phiên bản 4.0 có những cải tiến vượt trội, tập trung vào việc đảm bảo chất lượng cổ phiếu và tối ưu hóa phân bổ danh mục, đặc biệt qua các tiêu chí về thanh khoản và hiệu quả kinh doanh.

Cải tiến về yếu tố thanh khoản: Quy tắc mới nâng ngưỡng sàn cho hai tiêu chí khối lượng giao dịch/khối lượng niêm yết (KLGD_KL) và giá trị giao dịch/khối lượng niêm yết (GTGD_KL) lên gấp ba lần so với trước đây. Điều này đặt ra yêu cầu khắt khe hơn, buộc các doanh nghiệp phải duy trì mức thanh khoản tốt trong suốt trung vị 12 tháng gần nhất. Do đó, những doanh nghiệp không đạt chuẩn thanh khoản có thể bị loại khỏi danh mục chỉ số.

Cải tiến về hiệu quả kinh doanh: Tiêu chí về lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của cổ đông thiểu số (LNST–CĐM) sau kiểm toán cũng được bổ sung vào quy trình sàng lọc. Mục tiêu là nâng cao chất lượng doanh nghiệp được đưa vào danh mục, đảm bảo rằng các công ty không chỉ có tiềm năng về giá trị vốn hóa mà còn thực sự mang lại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho nhà đầu tư.

Giới hạn tỷ trọng vốn hóa ngành: Một điểm mới trong phiên bản 4.0 là quy định giới hạn tỷ trọng vốn hóa ngành nhằm tối ưu hóa phân bổ danh mục. Ngoài giới hạn 15% đối với các doanh nghiệp có liên quan, HOSE đã bổ sung giới hạn 40% cho các doanh nghiệp thuộc cùng một ngành cấp 1 theo phân ngành GICS. Điều này sẽ giúp giảm sự tập trung quá mức vào một nhóm ngành cụ thể, mang lại sự cân bằng và đa dạng hơn cho các chỉ số.

Tác động đến nhóm ngành Tài chính: Nhóm ngành Tài chính hiện chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục VN30, dao động từ 50-60% tổng vốn hóa. Với quy định mới, tỷ trọng của ngành này sẽ phải giảm xuống dưới 40%, trong khi tỷ trọng của các ngành khác sẽ được gia tăng để bù đắp cho sự điều chỉnh này.

Cổ phiếu tâm điểm kỳ review tháng 1/2025 của các quỹ ETF VN30

Ngày 20/1/2025, HoSE sẽ công bố danh mục VN30 kỳ tháng 1/2025. Quỹ DCVFMVN30 ETF dẫn đầu với tài sản 6.830 tỷ đồng, dự kiến ...

ABS Research: Chứng khoán Việt dự kiến thu hút 1,4 tỷ USD từ các quỹ ETF nếu được nâng hạng

Chứng khoán An Bình (ABS) nhận định, Việt Nam đang ở ngưỡng cửa lịch sử trong hành trình nâng hạng thị trường chứng khoán lên ...

Rổ VN30 đứng trước thay đổi lớn, hé lộ “tân binh” sáng giá trong kỳ rà soát quý 1/2025

Quy tắc HoSE 4.0 áp dụng từ 30/12/2024 với nhiều thay đổi lớn trong bộ chỉ số VN30. Trong đợt tái cân bằng quý 1/2025, ...

Đức Anh

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục