Những sai lầm về tiền bạc mà nhiều người trẻ đang mắc phải

(Banker.vn) Rất nhiều người đã hối hận khi nhận ra những sai lầm về tiền bạc mà họ mắc phải từ thời còn trẻ, rất ít bạn trẻ tránh được những lỗi này. Dưới đây là những sai lầm về tiền bạc mà rất nhiều bạn trẻ mắc phải khiến họ phải hối hận về sau.

Không có kế hoạch chi tiêu hợp lý

Nếu mọi việc bạn làm không có mục tiêu, sớm muộn gì bạn cũng chán và bỏ cuộc. Trong vấn đề tài chính cũng vậy, bạn cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý để làm kim chi nam cho những hành động và sớm đạt được mục tiêu đặt ra. Không có mục tiêu bạn sẽ không biết mình cần cố gắng vì điều gì. Một số mục tiêu được nhiều người đặt ra như: Mua nhà, mua xe, mua laptop, đám cưới,…

Bạn có một nguồn thu nhập duy nhất

Mọi người ngày càng quan tâm đến việc phát triển nhiều nguồn thu nhập. Đối với nhiều người, việc có một công việc phụ trở nên cần thiết. Điều tồi tệ nhất là đợi cho đến khi bạn cần thêm tiền hoặc bị mất việc làm, sau đó mới nghĩ đến việc tạo ra nhiều nguồn thu nhập. Chờ đợi để nghĩ đến việc tìm các nguồn thu nhập khác sau khi bạn mất việc là hành động phản tác dụng và sẽ đặt bạn vào tình thế không có thời gian.

Những sai lầm về tiền bạc mà nhiều người trẻ đang mắc phải

Kiếm được ít, chi tiêu nhiều

Nhiều người chi tiêu mỗi tháng có khi còn nhiều hơn cả số tiền kiếm được, vay nợ để chi tiêu. Cứ như vậy, họ rơi vào vòng tròn luẩn quẩn: kiếm tiền rồi trả nợ rồi lại kiếm tiền, mãi vẫn không thoát ra được. Có thể hiện tại bạn đang thấy không sao, không vấn đề gì cả nhưng tương lai cuộc sống của bạn chắn chắn không dễ dàng. Khi mà đến lúc khó khăn, nguồn thu nhập của bạn bị mất đi một thời gian thôi cũng đủ để bạn lao đao không có tiền chi tiêu cho những tháng đó chứ đừng chưa nói đến việc trả nợ.

Không tận dụng đồ cũ

Đồ vẫn dùng được tốt nhưng lại mua thêm đồ mới thay thế, như vậy cũng được coi là sai lầm về tiền bạc và là thói quen chi tiêu không tốt. Khoản chi này tốn khá nhiều và thực sự không cần thiết như bạn nghĩ. Đừng chỉ mải mê chạy theo xu hướng mới, mua chỉ vì bạn thích mà nó không đem lại giá trị thực sự. Chỉ khi bạn thực sự quá giàu (nhiều người giàu vẫn giữ thói quen tiết kiệm như: Mark Zuckerberg sống dưới mức thu nhập, Warren Buffett ở nhà bình dân, Azim Premji chỉ chọn những nơi có chi phí phải chăng, Ingvar Kamprab ăn uống đạm bạc, Boone Pickens mua đồ cần và chỉ mang đúng số tiền sẽ mua,…)

Mải mê chạy theo xu hướng

Xu hướng hay trend chỉ đem lại cho bạn cảm xúc vui sướng nhất thời và không đem lại giá trị lâu dài. Đồ công nghệ mới, quần áo hợp mốt,… luôn hấp dẫn bạn. Chạy theo mốt không phải xấu, nhưng trừ khi bạn chắc chắn rằng mình có đủ điều kiện về tài chính, còn nếu không hay nghiêm túc xem xét lại. Bạn biết đấy, những món đồ càng mốt thì chỉ được một thời gian sẽ lỗi mốt và bị xếp xó.

Không có quỹ dự phòng

Quỹ dự phòng giúp chúng ta chuẩn bị tốt cho những dự định trong tương lai và phòng những trường hợp khẩn cấp như: ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp,…xảy đến. Đặc biệt hơn, nó giúp chúng ta nắm bắt được nhưng cơ hội tốt đẹp hơn trong tương lai. Ngược lại, không có quỹ dự phòng giống như việc bạn đi phỏng vấn xin việc mà quên không gửi CV, quên không chuẩn bị trước câu hỏi-câu trả lời,…Nếu không chuẩn bị trước, bạn sẽ rất dễ bỏ lỡ những cơ hội để có cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn.

Không có kế hoạch nghỉ hưu

Bạn có thể không muốn nghĩ xa về tương lai khi đang ở độ tuổi 20 và còn khoảng thời gian dài trong cuộc đời mình, nhưng đó sẽ là một sai lầm. Bạn nên tìm cách tiết kiệm tiền vào tài khoản hưu trí càng sớm càng tốt, vì theo thời gian, nó sẽ mang tiền lãi tới và bạn sẽ thấy mình có đủ tiền để chi tiêu trong những khi không còn kiếm được tiền.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân của người thành công

Trong quản lý tài chính cá nhân, duy trì cách tiết kiệm tiện sẽ là thói quen tốt giúp chúng ta đạt được mục tiêu ...

Top 6 bài học về tiền bạc bạn cần biết

Quản lí tiền bạc tốt giúp chúng ta chi tiêu một cách hợp lí và giảm bớt các áp lực kiếm tiền. Đem đến cho ...

5 “bẫy” tiền tệ thường gặp làm lãng phí tiền bạc và các mẹo để tránh

Với tình trạng lạm phát đẩy giá của tất cả mọi thứ lên cao hơn, điều quan trọng hơn bao giờ hết là theo dõi ...

Diệp Oanh (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục