Những sai lầm tài chính khiến bạn làm mãi vẫn nghèo

(Banker.vn) Một trong những điều tốt nhất bạn có thể gia tăng sức khỏe tài chính nhanh nhất chính là trả hết các khoản nợ. Trả hết nợ không dễ, nhưng có thể còn khó hơn nếu bạn mắc phải những sai lầm dưới đây. Nếu không sớm ngày nhận thức được, dù bạn làm mãi vẫn khó thoát nghèo.

Làm việc chưa hết công suất

Để có được cuộc sống đủ đầy, vô lo, vô nghĩ ở độ tuổi trung niên, nhiều người đã phải đánh đổi rất nhiều khi còn trẻ, tranh thủ từng giây phút để học tập, tích lũy kinh nghiệm với mục đích tìm được các cơ hội tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, cũng có không ít người chưa sử dụng hết tiềm năng của bản thân để cải thiện thu nhập với những lý do như không yêu thích công việc hiện tại, bằng lòng với mức lương hiện có,… Vì thế, không ngạc nhiên khi một số người luôn trong tình trạng hôm nay dư dả, đủ tiêu, mai nghèo túng và thậm chí không đủ khả năng để chi trả cho sở thích, mong muốn của cá nhân.

Những sai lầm tài chính khiến bạn làm mãi vẫn nghèo
Hình minh họa (nguồn internet)

Không có kế hoạch chi tiêu

Việc đầu tháng mới nhận lương nên thoải mái chi tiêu còn cuối tháng thắt lưng buộc bụng, ăn mì gói để xoay xở đủ cho đến khi nhận lương tháng sau là điều không hề hiếm, nếu không muốn nói là quá phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt đối với các bạn trẻ mới bắt đầu đi làm.

Thậm chí, để theo đuổi đam mê mua sắm cá nhân hay nhu cầu tận hưởng cuộc sống, nhiều người không do dự chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Vì thế mà trong khi tài khoản tiết kiệm không có đồng nào thì số tiền nợ thẻ tín dụng đã chất thành núi. Điều này đã đẩy nhiều người vào vòng xoáy nợ nần, nghèo vẫn hoàn nghèo.

Do đó, bạn nên có kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hợp lý. Quản lý tài chính cá nhân ở đây bao gồm cả quản lý thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Bạn nên sắp xếp các khoản tài chính theo thứ tự ưu tiên như sau: tài khoản chi tiêu cần thiết cần được đặt lên hàng đầu, tiếp đó là tài khoản tiết kiệm dài hạn, giáo dục, hưởng thụ, tự do tài chính và từ thiện. Đây chính là Quy tắc 6 chiếc lọ để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Người nghèo ưa sự an toàn

Theo nghiên cứu, trong khi hơn 50% người giàu tham gia thử nghiệm chấp nhận rủi ro để cải thiện tình hình tài chính thì chỉ 6% người nghèo đồng ý với cùng một rủi ro. Điều này cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro của người giàu cao hơn người nghèo.

Những người ưa thích sự an toàn thường gửi tiền mặt vào ngân hàng để bảo toàn số tiền mình sở hữu và nhận lãi định kỳ. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình kinh tế bất ổn và nguy cơ lạm phát gia tăng như hiện nay, tài khoản tiết kiệm đã không còn là kênh sinh lợi hấp dẫn đối với nhiều người vì tiền vẫn phải đối mặt với rủi ro mất giá.

Nếu tính theo lãi kép, thì sau 10 năm, giá trị tiền của chúng ta trong tương lai sẽ tương đương với 45% giá trị tiền tại thời điểm hiện tại với mức lạm phát 3%. Chính vì thế mà nhiều người mang tiền đi đầu tư, chấp nhận rủi ro để tiền đẻ ra tiền. Một số kênh đầu tư được ưa chuộng hiện nay là bất động sản, vàng, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,…

Trả các khoản nợ lãi suất thấp trước

Nếu bạn muốn trả hết nợ càng nhanh càng tốt, hãy trả trước khoản nợ có lãi suất cao nhất.

Trả hết khoản nợ lớn nhất trước không phải là cách tốt nhất để giảm khoản nợ của bạn một cách nhanh chóng. Thay vào đó, hãy đặt số tiền bạn có vào khoản nợ có lãi suất cao nhất. Khoản nợ với lãi suất thấp, chẳng hạn như thế chấp, được coi là khoản nợ "an toàn".

Nợ thẻ tín dụng thường có lãi suất cao và là khoản nợ có lãi suất tăng nhanh nhất. Việc thanh toán hết hoặc ít nhất là giảm nhanh chóng sẽ làm chậm khoản lãi bạn phải trả mỗi tháng. Cố vấn tài chính Suze Orman cho biết nếu bạn chỉ thanh toán số tiền tối thiểu khi đến hạn thì cuối cùng bạn có thể phải trả gấp bốn lần số tiền nợ ban đầu.

Không loại bỏ các khoản vay ngắn hạn

Một loại nợ cần tránh hoàn toàn hoặc trả hết càng sớm càng tốt là các khoản vay ngắn hạn, với lãi suất cao ngất ngưởng. Mọi chuyện sẽ vô cùng tồi tệ nếu bạn bỏ lỡ kỳ hạn thanh toán.

Tiền cho vay theo ngày, vay nóng (Payday Loan) là thuật ngữ chung về việc tạm ứng tiền mặt ngắn hạn được đảm bảo bởi chi phiếu cá nhân, thường có lãi suất rất cao. Các khoản vay ngắn hạn có thể khiến bạn phụ thuộc vào chúng, đặc biệt trong trường hợp bạn không có thói quen chi tiêu tốt.

Học cách kiểm soát chi tiêu có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng kẹt tiền và phải đi vay. Tạo ngân sách giúp bạn quản lý được chi tiêu mỗi tháng và số tiền còn lại trong mỗi danh mục. Sau khi chi tiền cho những danh mục cố định, chẳng hạn như thực phẩm, giải trí, xăng, v.v., đừng lấy tiền từ danh mục này để "đắp" sang danh mục khác.

Trả nhiều khoản nợ cùng lúc

Fool.com, một trang web công nghệ tài chính của Mỹ, gợi ý rằng thay vì cố gắng trả hết các khoản nợ, hãy tập trung vào việc trả từng khoản nợ một.

Tất nhiên, bạn vẫn phải trả số tiền tối thiểu đến hạn thanh toán. Khi bạn trả hết một khoản nợ, bạn có nhiều tiền hơn để thanh toán các khoản nợ tiếp theo. Điều này tạo động lực để bạn xoá hết nợ của mình.

Cơn say chứng khoán và những sai lầm trong đầu tư khiến tôi cháy tài khoản

Sau những lần thua lỗ cay đắng tôi đã nhận ra rằng đầu tư chứng khoán không phải là một cuộc chơi, sàn chứng khoán ...

7 sai lầm nhà đầu tư cần tránh khi tham gia thị trường chứng khoán để tránh "xa bờ"

Khi tham gia đầu tư thị trường chứng khoán, ngoài những lợi nhuận hấp dẫn mà cổ phiếu mang lại thì các nhà đầu tư ...

Điểm danh 8 lỗi sai mà nhà đầu tư nào cũng từng mắc phải và cách khắc phục

Trong quá trình đầu tư thì người chơi nào cũng đã từng mắc sai lầm. Biết về các sai lầm thông thường và cách phòng ...

Đình Trọng (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục