Những nhịp rung lắc vẫn là cơ hội, NĐT có thể gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu đầu ngành

(Banker.vn) Tâm lý nhà đầu tư đã bị ảnh hưởng khá lớn trong tuần giao dịch vừa qua trước những biến động thị trường, nhất là sau những dự báo kém khả quan về thị trường trong ngắn hạn. Theo đó, tâm lý nhà đầu tư trở nên hoang mang và bắt đầu có chiến lược “phòng thủ”, chấp nhận đứng ngoài thị trường chờ những tín hiệu mới.

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thanh khoản là tâm lý

Thị trường bắt đầu kỳ giao dịch quý IV/2023, mặc dù VN-Index đã trải qua tháng 9/2023 với áp lực giảm điểm mạnh, tuy nhiên kết thúc quý III vẫn duy trì tăng điểm với những yếu tố vĩ mô dần cải thiện. Vn-Index khởi đầu quý IV tăng điểm hướng lên vùng 1.160 điểm, trong phiên điều chỉnh nhẹ và kết phiên (2/10) tăng 1,10 điểm (+0,10%) lên mức 1.155,25 điểm với thanh khoản ở mức thấp.

Sau phiên kết thúc quý III với thanh khoản rất thấp, thanh khoản trên hai sàn phiên 2/10 chỉ đạt 12.896,78 tỉ đồng, tương ứng khoảng 60% so với mức trung bình và là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023. Diễn biến này cho thấy thị trường phân hóa và tâm lý thận trọng sau nhịp giảm điểm mạnh. Nhà đầu tư nước ngoài thu hẹp giao dịch, mua ròng trên sàn HOSE với giá trị 177,38 tỉ đồng, bán ròng trên HNX với giá trị 4,37 tỉ đồng.

Những nhịp rung lắc vẫn là cơ hội, NĐT có thể gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu đầu ngành

Nhìn lại tuần qua (25-29/10), VN-Index đã có một tuần cuối quý III và cuối tháng 9 với diễn biến kém tích cực, mức giảm tổng cả tuần vẫn lớn, thậm chí còn lớn hơn so với tuần trước đó. Cùng với đó, thanh khoản toàn thị trường giảm 20,4% so với tuần trước đó, còn 21.610 tỷ đồng, đây cũng là tuần thanh khoản xuống mức thấp nhất trong 10 tuần vừa qua. Dấu hiệu này cho thấy, cả "phe cầm cổ phiếu" và "phe cầm tiền" đều đang dè chừng về xu hướng thị trường.

Lý giải về sự hạ nhiệt gần đây của thanh khoản thị trường, ông Huỳnh Hoàng Phương, Giám đốc khối Phân tích Công ty Tư vấn và Quản lý gia sản FIDT nhận định, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là tâm lý. Các thông tin Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu, áp lực tỷ giá, tăng trưởng nền kinh tế thấp hơn kỳ vọng là nguyên nhân suy yếu cho những phiên cuối tháng 9 và tác động đến tâm lý ngắn hạn của thị trường. Thị trường thẩm thấu song không có nhiều thông tin hỗ trợ hay kỳ vọng mới xuất hiện. Trong khi đó, thông tin quốc tế cũng không mấy sáng sủa khi Fed chưa có động thái rõ ràng cho việc giảm lãi suất, giá vàng lao dốc gần đây.

Đến phiên 2/10, trạng thái nhà đầu tư đã ổn định hơn sau giai đoạn khoảng 1 tuần giảm mạnh trước đó, nên áp lực bán ra không dứt khoát. Tuy nhiên, tâm lý chung vẫn không cải thiện nhiều, nhà đầu tư gặp nhiều phân vân, thể hiện biến động hẹp trong phiên và lực mua thấp.

Liên quan tới diễn biến này, ông Phương cho rằng cần nhìn nhận thị trường theo hai kịch bản trong thời gian tới. Thứ nhất, VN-Index sẽ đi ngang tích lũy với thanh khoản thấp trước khi trở lại xu hướng đi lên. Trong kịch bản hai với xác suất thấp hơn, VN-Index sẽ gặp các phiên giảm mạnh và thanh khoản tăng đột biến thu hút cầu vào. Sau khi hấp thu cung xong, chứng khoán sẽ tạo đáy ngắn hạn và đi lên. Dù ở kịch bản nào, thị trường chung vẫn sẽ theo xu hướng tăng trưởng trung hạn nhờ vào nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi, với chính sách tiền tệ và tài khoản đồng bộ hỗ trợ.

Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư đã bị ảnh hưởng khá lớn trong tuần giao dịch vừa qua trước những biến động thị trường, nhất là sau những dự báo kém khả quan về thị trường trong ngắn hạn. Theo đó, tâm lý nhà đầu tư trở nên hoang mang và bắt đầu có chiến lược “phòng thủ”, chấp nhận đứng ngoài thị trường chờ những tín hiệu mới.

Trước đợt lao dốc vừa qua, thị trường chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn với chuỗi tăng điểm ấn tượng. Sức hút của thị trường chứng khoán phần nào được thể hiện qua số lượng nhà đầu tư mở tài khoản mới trong tháng 8.

Theo thống kê từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tính đến ngày 31/8 đạt trên 7,6 triệu tài khoản. Riêng trong tháng 8, số lượng mở mới hơn 188.000 tài khoản, mức cao nhất kể từ tháng 7/2022. Cùng với đó, thanh khoản thị trường liên tục tăng cao, những phiên giao dịch tỷ USD đã xuất hiện trở lại.

Dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho thấy, thanh khoản thị trường chứng khoán tháng 8 thiết lập kỷ lục vào phiên ngày 20/8/2021 với giá trị giao dịch đạt mức 38.075 tỷ đồng cao nhất trong 21 năm qua, và khối lượng giao dịch đạt gần 1,2 tỷ cổ phiếu. Cũng trong tháng này, giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt ghi nhận trên 23.034 tỷ đồng và 703,36 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng lần lượt 13,95% về giá trị và tăng 16,63% về khối lượng bình quân so với tháng trước đó.

Dấu hiệu tạo đáy thị trường

Nhìn nhận trên góc độ kỹ thuật trong Tiêu điểm Chứng khoán do Chứng khoán MB (MBS) tổ chức, ông Lê Ngọc Hưng – chuyên gia MBS cho biết sau quá trình điều chỉnh, VN-Index đã tìm được vùng hỗ trợ ở khu vực MA200 tuần (1.130 – 1.140 điểm). Xét về mặt kỹ thuật, đường MA200 tuần từng đóng vai trò là kháng cự mạnh giai đoạn đầu năm 2023, sau khi vượt qua được xem như vùng hỗ trợ mạnh. Thị trường có thể tiếp tục kiểm nghiệm lại vùng này để hình thành đáy 2 ngắn hạn và cân bằng quanh ngưỡng này.

Thị trường đã có dấu hiệu cân bằng trở lại và phục hồi ở những phiên gần đây, tuy nhiên thanh khoản xuống thấp đang là trở ngại để vượt vùng cản 1.160 – 1.163 điểm. Những phiên tới, nếu VN-Index quay về ngưỡng 1.130 điểm kèm theo lực cầu mạnh thì khả năng vùng đáy sẽ xuất hiện.

Về định giá, P/E thị trường sau đợt sụt giảm đã về mức xấp xỉ 13,5 lần – thấp hơn 10% so với trung bình 3 năm gần nhất. Trong bối cảnh tương quan giữa VN-Index với lãi suất, lãi suất huy động 12 tháng của các NHTM lớn đã về mức tương đương giai đoạn năm 2019 cho thấy chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn.

Về mặt cơ bản, ông Lê Ngọc Hưng cho rằng, cũng có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ thị trường trong trung và dài hạn. Thứ nhất, mặc dù tình hình vẫn chưa hoàn toàn khởi sắc song nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế sẽ phục hồi từ quý 3 nhờ sản xuất tiếp tục mở rộng, xuất khẩu thu hẹp đà tăng, trong khi dịch vụ du lịch vẫn duy trì ổn định.

Thứ hai, mặc dù tiến độ tương đối chậm song nhiều dự án bất động sản ở TP.HCM và Hà Nội đang dần tháo gỡ được các vướng mắc pháp lý, tạo tiền đề cho sự phục hồi của thị trường bất động sản.

Thứ ba, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng cũng ghi nhận nhiều thông tin hỗ trợ khi hệ thống KRX sẽ được đi vào vận hành trong năm nay tạo nền tảng cơ sở để nhiều sản phẩm mới được triển khai, từ đó rút ngắn con đường nâng hạng thành thị trường mới nổi của Việt Nam.

Tuy vẫn cần lưu ý về động thái tăng lãi suất của Fed và diễn biến tỷ giá, song chuyên gia cho rằng chính sách tiền tệ linh hoạt của NHNN vẫn sẽ duy trì. Do đó, những nhịp rung lắc vẫn là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ở những cổ phiếu đầu ngành cho một chu kỳ mới.

Nhận định chứng khoán ngày 3/10: Chưa nên mua mới trong giai đoạn này

Áp lực bán trong phiên chiều 2/10 đã khiến cho VN-Index không giữ được sắc xanh, đảo chiều giảm điểm về quanh mốc tham chiếu. ...

Thị trường chứng khoán ngày 3/10/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Thanh khoản xuống dốc, VN-Index "nhẹ xanh"; Cổ phiếu TNI bị giữ nguyên diện cảnh báo; TV.Pharm chính thức hủy tư cách công ty đại ...

Tự doanh bán ròng đột biến gần 700 tỷ đồng phiên 2/10, tâm điểm một cổ phiếu ngân hàng

Phiên giao dịch ngày 2/10, khối tự doanh công ty chứng khoán ghi nhận bán ròng mạnh tay 695 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán