Những ngành nào có triển vọng tươi sáng trong vòng 3-6 tháng tới?

(Banker.vn) FIDT cho rằng nhà đầu tư nên tập trung danh mục đầu tư vào các ngành kinh tế có triển vọng tốt, nội tại doanh nghiệp an toàn và tận dụng được xu hướng ngành...

Thị trường chứng khoán tháng 11 ghi nhận đà phục hồi sau 2 tháng suy giảm liên tiếp. Chỉ số VN-Index tăng 5,24% so với tháng 10 và tăng 8,64% so với đầu năm 2023. Theo đánh giá từ nhóm phân tích từ Công ty CP FIDT, diễn biến này cho thấy xu hướng phục hồi yếu hơn so với kỳ vọng trong bối cảnh áp lực tiền tệ toàn cầu giải tỏa. Chỉ số chung gần như lỡ nhịp tăng mạnh nếu so sánh với thị trường chứng khoán toàn cầu giai đoạn vừa qua.

Những ngành nào có triển vọng tươi sáng trong vòng 3-6  tháng tới?
Ảnh minh họa

"Dòng tiền vào thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thanh khoản dành cho kinh tế cuối năm. Tuy nhiên, với tầm nhìn đầu tư xa hơn 3 - 6 tháng, cơ hội đối với VN-Index cũng rất đáng chờ đợi với các yếu tố dự đoán tích cực có điểm rơi đầu quý I/2024", FIDT nhận định.

Cụ thể, chính sách "tiền rẻ" dần thẩm thấu vào thị trường chứng khoán. Nền lãi suất vùng đáy tiếp tục thẩm thấu trên thị trường chứng khoán. Định giá P/B của thị trường đang rất rẻ, đặc biệt trong điều kiện lãi suất tiền gửi tạo đáy rất thấp.

Điều kiện tiền tệ toàn cầu "dễ thở", hỗ trợ xu hướng đầu tư FDI và FII vào khu vực thị trường mới nổi ở châu Á, đặc biệt Việt Nam. Tỷ giá giảm mạnh kể từ tháng 11 cũng hỗ trợ chi phí dự phòng tỷ giá các doanh nghiệp niêm yết.

Lượng tiền đầu tư công lớn trong quý IV/2023 đang thẩm thấu vào thị trường tài chính và kinh tế chung. Triển vọng về các chính sách hỗ trợ mạnh tay của Chính phủ đối với nền kinh tế, đặc biệt ở 4 khu vực chính gồm bất động sản, tín dụng, tiêu dùng - bán lẻ và đầu tư công.

Ngoài ra, triển vọng về thị trường chứng khoán hoàn thành chuyển đổi hệ thống KRX tháng 12 – tháng 1/2024, cùng với triển vọng được vào rổ FTSE Secondary Emerging Market ngày càng đến gần. Cuối cùng là áp lực trái phiếu doanh nghiệp đến hạn rất ít trong giai đoạn quý I/2024.

Về chiến lược đầu tư trong thời gian tới, FIDT cho rằng, nhà đầu tư cần làm quen với các nhịp biến động mạnh của VN-Index, cũng như có thể tận dụng được cơ hội từ triển vọng thị trường từ 3 - 6 tháng tới. Đồng thời kỳ vọng vào xu hướng tăng trưởng VN-Index sẽ rơi vào giai đoạn quý I – đầu quý II/2024.

"Tỉ trọng danh mục mục tiêu nên từ 60 - 80% đối với vị thế trung hạn. Tỉ trọng cổ phiếu nên phù hợp với khẩu vị rủi ro từng nhà đầu tư. Tránh sử dụng margin mạnh khi điều kiện biến động ngắn hạn rất cao, khó đoán định.

Nhà đầu tư nên tập trung danh mục đầu tư vào các ngành kinh tế có triển vọng tốt, nội tại doanh nghiệp an toàn và tận dụng được xu hướng ngành. FIDT đề nghị một số xu hướng ngành có triển vọng sáng trong 3 – 6 tháng tới như đầu tư công, bất động sản khu công nghiệp, vật liệu xây dựng phục vụ đầu tư công, dầu khí, xây lắp điện.

Trong điều kiện thanh khoản không chắc chắn, danh mục đầu tư nên tóm gọn ở những ngành triển vọng tốt, doanh nghiệp có câu chuyện kinh doanh tốt, dự phóng tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận chắc chắn từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp", chuyên gia FIDT nêu rõ.

UBCKNN thúc đẩy giải pháp ký quỹ trước giao dịch

Đây là một trong hai nhóm vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện và có những biện pháp tháo gỡ nhằm tạo điều ...

Chứng khoán ACB (ACBS) đặt tham vọng lãi khủng năm 2024 trước thềm KRX vận hành

Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) mới đây đã công bố nghị quyết về việc thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Sắp "bỏ túi" hơn 2.700 tỷ đồng từ chuyển nhượng dự án, cổ phiếu BCM lập tức tăng trần

Theo thông tin mới nhất, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho phép Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục