Những điều nhà đầu tư cần biết về tỷ lệ lợi tức yêu cầu

(Banker.vn) Tỷ lệ lợi tức yêu cầu trong tiếng Anh là Required Rate of Return, viết tắt là RRR là mức lợi nhuận tối thiểu mà nhà đầu tư sẽ chấp nhận để sở hữu cổ phiếu của công ty.

Định nghĩa

Tỷ lệ lợi tức yêu cầu trong tiếng Anh là Required Rate of Return, viết tắt là RRR là mức lợi nhuận tối thiểu mà nhà đầu tư sẽ chấp nhận để sở hữu cổ phiếu của công ty, RRR được coi là sự bù đắp cho một mức độ rủi ro nhất định liên quan đến việc nắm giữ cổ phiếu đó.

RRR cũng được sử dụng trong tài chính doanh nghiệp để phân tích khả năng sinh lời của các dự án đầu tư tiềm năng.

RRR là mức lợi nhuận tối thiểu mà nhà đầu tư có thể chấp nhận để đầu tư vào cổ phiếu của công ty, bù đắp rủi ro khi họ nắm giữ cổ phiếu đó.

Để RRR có tính chính xác cao, nhà đầu tư cần xem xét thêm chi phí vốn và lợi tức của các khoản đầu tư cạnh tranh khác và yếu tố lạm phát.

Những điều nhà đầu tư cần biết về tỷ lệ lợi tức yêu cầu
Hình minh họa

RRR mang tính chủ quan. Một người đã về hưu sẽ có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn, tương ứng với lợi nhuận thấp hơn so với một nhà đầu tư mới tốt nghiệp đại học và chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn.

RRR còn được biết đến là lãi suất ngưỡng (hurdle rate), biểu thị mức đền bù cho rủi ro hiện tại mà nhà đầu tư phải gánh chịu. Các dự án có rủi ro cao hơn thường có lãi suất ngưỡng hoặc RRR cao hơn so với những dự án rủi ro thấp.

Cách tính tỷ suất lợi tức RRR

Có 2 cách để tính tỷ suất lợi tức yêu cầu: sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) hoặc mô hình định giá tài sản vốn (CAPM).

Sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức (DDM)

Mô hình chiết khấu cổ tức được dùng khi nhà đầu tư đang định giá cổ phiếu của một công ty có chi trả cổ tức.

Công thức được sử dụng như sau:

RRR = (Mức chi trả cổ tức trên mỗi cổ phiếu/ Giá cổ phiếu) * 100% + Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự báo

Ví dụ: Một doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức là 2.000 đ/ cổ phiếu vào năm tới và cổ phiếu của doanh nghiệp hiện đang giao dịch ở mức 100.000 đ/ cổ phiếu. Tốc độ tăng trưởng cổ tức dự báo là 3%/ năm

RRR = (2.000/100.000)*100% + 3% = 5%

Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)

Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) được sử dụng khi nhà đầu tư xem xét đến những cổ phiếu không được trả cô tức.

Mô hình CAMP sẽ tính toán chỉ số RRR dựa trên hệ số beta (β). Hệ số β đo lường mức biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán trong tương quan với toàn bộ thị trường chứng khoán.

Công thức tính RRR như sau:

RRR = Tỷ suất sinh lời phi rủi ro + β x (Tỷ suất sinh lời của thị trường – Tỷ suất sinh lời phi rủi ro)

Ví dụ: Một doanh nghiệp có hệ số β là 1.2, tỷ suất sinh lời của thị trường là 10%, lãi suất phi rủi ro hay lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm là 3%

RRR = 2% + 1.2 * (10% – 2%) = 11.6%

Ý nghĩa của tỷ suất lợi tức yêu cầu

RRR được ứng dụng trong định giá doanh nghiệp. RRR được coi là khá khó xác định do phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của nhà đầu tư như: khẩu vị rủi ro, các mục tiêu đầu tư, kỳ vọng lạm phát và cấu trúc vốn của doanh nghiệp định đầu tư.

Đối với các nhà đầu tư sử dụng công thức CAPM, tỷ suất sinh lợi yêu cầu đối với một cổ phiếu có hệ số β cao so với thị trường phải có RRR cao hơn. Nói cách khác, RRR được tính bằng cách cộng phần bù rủi ro vào tỷ suất sinh lợi phi rủi ro dự kiến​.

Đối với các dự án vốn, RRR rất hữu ích trong việc xác định xem nên theo đuổi dự án này hay dự án khác.

Để tính toán chính xác RRR nhà đầu tư cần cân đối với chi phí vốn đầu tư của họ, cũng như lợi nhuận có được từ các khoản đầu tư dự kiến khác. Ngoài ra, lạm phát cũng phải được đưa vào phân tích RRR để có được tỷ suất sinh lợi được điều chỉnh theo lạm phát.

Trâm Trâm (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán