Những điều nhà đầu tư cần biết về copy trade trong đầu tư chứng khoán

(Banker.vn) Copy trade có thể hiểu đơn giản là hoạt động sao chép giao dịch của một nhà đầu tư chuyên nghiệp khác (pro trader hoặc master) trên thị trường để có thể thiết lập danh mục đầu tư giống với họ.

Khái niệm, mục đích của copy trade

Copy trade là thuật ngữ trong hoạt động giao dịch chứng khoán, có thể hiểu đơn giản là công cụ giúp nhà đầu tư sao chép giao dịch của một người khác.

Với phương thức này, bạn sẽ mua/bán bằng cách sao chép cách giao dịch mà một nhà đầu tư khác thực hiện, thường là nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc có trình độ.

Ví dụ: Nhà đầu tư A thực hiện sao chép giao dịch của nhà đầu tư B. Nhận thấy nhà đầu tư B này có tỷ lệ lợi nhuận lên đến 50% sau 3 tháng. Một mức sinh lời hấp dẫn với nhà đầu tư A.

Nhà đầu tư B tiến hành giao dịch với số vốn 1 tỷ và nhà đầ tư A là 200 triệu. Nhà đầu tư A thực hiện sao chép toàn bộ lệnh mua, bán, cắt lỗ và chốt lời của nhà đầu tư B.

Trong trường hợp nhà đầu tư B có khoản lợi nhuận là 10% tương đương 100 triệu; nhà đầu A cũng có khoản lợi nhuận 10% tương đương 20 triệu với số vốn ban đầu.

Những điều nhà đầu tư cần biết về copy trade trong đầu tư chứng khoán

Mục đích của copy trade là thu lợi nhuận từ những quyết định đầu tư đúng đắn của người khác, mà không cần tốn thời gian hay công sức nghiên cứu thị trường. Nếu họ thu lợi nhuận, bạn cũng sẽ có lợi nhuận. Nhưng không có gì đảm bảo, bởi ngay cả những nhà giao dịch giỏi nhất cũng mắc sai lầm. Do đó, nếu bạn sao chép vị thế giao dịch của họ, khi họ thua lỗ, bạn cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.

Copy trade có thể phân ra thành nhiều hình thức khác nhau, gồm tự động, bán tự động và thủ công.

Sao chép tự động: Tất cả các hoạt động của nhà đầu tư chuyên nghiệp đều được sao chép trên tài khoản của bạn.

Sao chép bán tự động: Tài khoản của bạn sẽ nhận các thông báo về giao dịch trên tài khoản Master và sẽ có sự chọn lựa những thông tin hữu ích để sao chép.

Sao chép thủ công: Cách sao chép có chọn lọc về đối tượng master là ai, loại giao dịch cụ thể. Hình thức copy trade thủ công phù hợp với người có kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán.

Rủi ro của copy trade

Chọn tài khoản nhà đầu tư chuyên nghiệp để sao chép: Rủi ro thua lỗ cao khi bạn chọn nhà đầu tư chuyên nghiệp không đáng tin cậy và mục đích để bạn sao chép và thua lỗ. Trường hợp đạt lợi nhuận thấp, bạn sẽ khó bù được chi phí thực hiện sao chép giao dịch này.

Phân bổ vốn không hợp lý: Các tài khoản nhà đầu tư chuyên nghiệp đạt được lợi nhuận cao dễ thu hút nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bởi vì tin tưởng nên dùng tất cả vốn cho một tài khoản nhà đầu tư chuyên nghiệp; khi rủi ro xảy ra hay chiến lược của tài khoản đó không hợp lý dễ dẫn đến thua lỗ cho bạn.

Rủi ro thị trường: Tuy các nhà đầu tư chuyên nghiệp có tỷ lệ lợi khá cao, nhưng khi xảy ra các rủi ro về vĩ mô hay tình hình doanh nghiệp tiêu cực, dẫn đến thua lỗ cho danh mục của nhà đầu tư ít kinh nghiệm.

Sàn môi giới kém uy tín: Những sàn môi giới lừa đảo thu hút nhà đầu tư nhỏ lẻ bằng các tài khoản có tỷ lệ lợi nhuận giả mạo. Khi bạn bị tỷ lệ lợi nhuận hấp dẫn, không tỉnh táo sẽ dẫn đến mất trắng số vốn.

Những công ty chứng khoán cung cấp tính năng copy trade

Tại Việt Nam, có hai công ty chứng khoán đầu tiên áp dụng copy Trade

Công ty chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đưa ra công cụ iCopy để giúp nhà đầu tư (iCopier) tự động sao chép tức thời các giao dịch của một nhà đầu tư (iTrader) mà họ chọn lựa. Theo TCBS, sau khi chọn một được nhà đầu tư muốn sao chép, iCopier sẽ được hệ thống tự động sao chép tức thời mỗi khi iTrader đặt lệnh và giao dịch (mua hoặc bán) chứng khoán thành công. Hiện TCBS cung cấp dịch vụ này với cổ phiếu và chứng khoán phái sinh.

Công ty chứng khoán MB (MBS) đã đưa ra dịch vụ copy Trade với tên gọi Copi24. Nhà đầu tư dùng Copi24 thì phải dùng một tiểu khoản riêng tách khỏi tài khoản chính. Cách thức hoạt động của Copi24 cũng tương tự những công ty khác, tài khoản của nhà đầu tư cá nhân (Copier) sẽ thực hiện lệnh theo tài khoản Leader (Cá nhân sở hữu Chiến lược đầu tư). Giá trị ủy thác tối thiểu là 10 triệu đồng. Copier sẽ phải trả phí ủy thác cho MBS bao gồm phí quản lý tiểu khoản uỷ thác theo chiến lược đầu tư (2%/năm x NAV tiểu khoản ủy thác) và phí thưởng theo thông báo từng thời kỳ.

Những điều cần biết trước khi giao dịch tiền điện tử

Tiền điện tử là một trong những hình thức đầu tư được ưa chuộng nhất hiện nay, nhất là trong thời điểm nền kinh tế ...

Những điều cần biết về thương phiếu, phân loại thương phiếu

Thương phiếu là một trong bốn công cụ cơ bản đang lưu thông trên thị trường tiền tệ hiện nay và là công cụ thay ...

Những điều cần biết về Chat GPT, cách sử dụng Chat GPT

Với những tính năng vượt trội, Chat GPT được đánh giá như một công cụ “toàn năng” trên toàn cầu, thậm chí có thể ảnh ...

Diệp Oanh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán