Những điều nhà đầu tư cần biết về cổ phiếu bị hủy niêm yết

(Banker.vn) Cổ phiếu bị hủy niêm yết là một trong những vấn đề gây không ít hoang mang cho nhà đầu tư. Liệu nhà đầu tư sẽ mất trắng số cổ phiếu bị hủy niêm yết nếu đang sở hữu chúng? Dưới đây là những vấn đề pháp lý cơ bản về cổ phiếu bị hủy niêm yết mà nhà đầu tư cần biết.

Cổ phiếu bị hủy niêm yết

Cổ phiếu bị hủy niêm yết là các cổ phiếu đã được đăng kí và được chấp nhận giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán như sàn HOSE hoặc sàn HNX, sau một thời gian hoạt động, không đạt được những tiêu chí niêm yết ban đầu nữa và bị hủy niêm yết.

Khi cổ phiếu bị hủy niêm yết sẽ không còn được giao dịch trên sàn giao dịch trước đó. Một số cổ phiếu bị hủy niêm yết trên các Sở Giao dịch Chứng khoán nhưng sau đó vẫn được niêm yết trên sàn UPCOM nhằm đảm bảo tính thanh khoản của cổ phiếu.

Hủy niêm yết đồng nghĩa với việc các quyền giao dịch chứng khoán sẽ không được thông qua các công ty chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán.

Những điều nhà đầu tư cần biết về cổ phiếu bị hủy niêm yết

Nguyên nhân cổ phiếu bị huỷ niêm yết

Khi nào cổ phiếu bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc?

Theo khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, cổ phiếu bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

Tổ chức niêm yết hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên; Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;

Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng; Cổ phiếu không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết;

Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét; Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản;

Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp; Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp;

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết; Tổ chức niêm yết bị xử lý vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7 Điều 12 Luật Chứng khoán 2020;

Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.

Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.

Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định Luật Chứng khoán 2020. Tổ chức niêm yết bị đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động đối với ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh chính;

Không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp; hoặc sau khi hoàn thành các hoạt động sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đề nghị xem xét lại điều kiện niêm yết hoặc thay đổi đăng ký niêm yết trong thời hạn quy định;

Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Sở giao dịch chứng khoán và các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Đối với hình thức hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện

Mã chứng khoán của doanh nghiệp, tổ chức sẽ tự nguyện đề nghị hủy niêm yết trên sàn. Trong trường hợp công ty A muốn rút khỏi sàn chứng khoán và có hơn 50% số phiếu chấp thuận của các cổ đông, yêu cầu sẽ được duyệt.

Ý nghĩa của việc huỷ niêm yết chứng khoán

Việc huỷ niêm yết chứng khoán là điều mà nhà đầu tư không mong muốn, thể nhưng nhìn tổng quan về giao dịch chứng khoán trên sàn thì việc huỷ niêm yết chứng khoán có ý nghĩa rất quan trọng như:

Tạo một môi trường đầu tư minh bạch, đồng thời thanh lọc, loại bỏ những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường.

Tạo niềm tin với các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán, nâng cao hơn hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư sẽ tin tưởng và hoàn toàn có thể dựa trên các thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp để đánh giá tiềm năng, cơ hội đầu tư hiệu quả và chính xác.

Giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch hơn, có trách nhiệm với các nhà đầu tư hơn.

Tìm hiểu về chiến lược Hold, ý nghĩa của chiến lược Hold trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, thuật ngữ Hold được hiểu như là một chiến lược đầu tư nắm giữ cổ phiếu trong dài hạn. Vậy ...

Tìm hiểu mô hình CAPM trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, mô hình CAPM được nhà đầu tư lựa chọn để đo lường mức độ lợi nhuận kỳ vọng của một ...

Tìm hiểu phương pháp quả cầu tuyết, cách trả nợ thông minh với phương pháp quả cầu tuyết

Dù là cá nhân hay doanh nghiệp, bạn cũng cần phải biết cách xử lý những khoản nợ để giúp cho công việc luôn được ...

Diệp Chi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán