Những điều nhà đầu tư cần biết về các loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán

(Banker.vn) Khi giao dịch mua bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu,… nhà đầu tư sẽ cần phải trả một số loại thuế và phí giao dịch chứng khoán. Vậy, đó là những loại thuế và phí giao dịch nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư nắm rõ về vấn đề này.

Dưới đây là tổng quan 4 loại thuế, phí giao dịch quan trọng áp dụng cho nhà đầu tư:

Phí giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán là loại phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, xuất hiện khi có bất kỳ phát sinh giao dịch chứng khoán nào. Công ty chứng khoán sẽ thu cả hai chiều mua và bán dựa trên % giá trị giao dịch trong ngày của nhà đầu tư.

Mỗi công ty sẽ có mức phí giao dịch khác nhau, tuy nhiên không được phép vượt quá 0.5% giá trị mỗi lần giao dịch. Trung bình hiện nay, các công ty đang áp dụng phí dao động trong khoảng 0.15% - 0.35%.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn cần lưu ý phí giao dịch sẽ còn phụ thuộc vào các chính sách khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng VIP cũng như khách hàng mới, Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật thường xuyên trên website của công ty cũng như thông qua môi giới tư vấn.

Những điều nhà đầu tư cần biết về các loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán

Ví dụ về phí giao dịch

Nhà đầu tư đặt mua thành công 1.000 cổ phiếu X giá 43.000đ/cp. Tổng giá trị giao dịch trong ngày là 1.000 x 43.000 = 43.000.000đ.

Phí giao dịch hiện tại là 0.2%, tương đương 43.000.000đ x 0.2% = 86.000đ. Tổng số tiền bạn phải trải là 43.000.000 + 86.0000 = 43.086.000đ

Sau đó, nhà đầu tư quyết định bán 1.000 cổ phiếu, hiện đã tăng giá đến mức 50.000đ/cp. Lệnh bán thực hiện thành công với tổng giá trị là 1.000 x 50.000 = 50.000.000đ. Phí giao dịch 0.2% áp dụng tương đương 50.000.000 x 0.2% = 100.000đ.

Thuế thu nhập cá nhân khi bán cổ phiếu

Theo quy định, nhà đầu tư bán cổ phiếu sẽ phải trả thuế thu nhập tương đương 0.1% tổng giá trị bán trong ngày. Thuế này áp dụng cho người bán chứ không áp dụng cho người mua.

Ví dụ về thuế thu nhập cá nhân:

Nhà đầu tư bán 1.000 cổ phiếu X với tổng giá trị giao dịch là 50.000.000. Ngoài phí giao dịch như trê, nhà đầu tư còn chịu thuế thu nhập 0.1%, tương đương 50.000.000 x 0.1% = 50.000đ.

Nhà đầu tư này nhận được 50.000.000 - 100.000 - 50.000 = 49.850.000đ.

Phí lưu ký chứng khoán

Phí lưu ký chứng khoán là khoản phí bạn phải trả Trung tâm lưu ký chứng khoán nhằm thực hiện việc đảm bảo lưu giữ ký gửi và chứng nhận việc sở hữu lượng cổ phiếu trong doanh nghiệp phát hành. Theo quy định hiện nay, phí lưu ký chứng khoán tương đương 0.4đ/cp/tháng.

Ví dụ về phí lưu ký:

Nhà đầu tư thực hiện thành công việc mua 1.000 cổ phiếu X và nắm giữ từ ngày 4/1/2022 đến 31/1/2022 thì sẽ trả một khoản phí lưu ký chứng khoán tương đương: 0.4 x 1.000 = 400đ/ tháng.

Thuế thu nhập khi được nhận cổ tức bằng tiền mặt

Doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức theo định kỳ mỗi năm hoặc hai lần/ năm cho cổ đông đang sở hữu cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành. Cổ tức chi trả bằng tiền mặt được xem là nguồn thu nhập nên nhà đầu tư có nghĩa vụ đóng thuế, tương đương 5% tổng giá trị cổ tức tiền mặt.

Ví dụ:

Công ty X thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 50% với giá 5.000đ/cp. Nhà đầu tư A sở hữu 1.000 cổ phiếu, tổng cổ tức nhận được là 1.000 x 5.000 = 5.000.000đ. Thuế thu nhập 5% tương đương 5.000.000 x 5% = 250.000đ. Nhà đầu tư thực nhận 5.000.000 - 250.000 = 4.750.000đ.

Ngoài 4 loại thuế phí giao dịch chứng khoán chủ đạo, các công ty còn thu thêm các khoản phí cho dịch vụ phát sinh như xác nhận số dư tài khoản, trích lục hồ sơ, sao kê giao dịch,... theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc bên thứ ba có quyền pháp lý.

Một số loại phí giao dịch chứng khoán khác

Ngoài 5 loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán phổ biến nêu trên, vẫn còn một số loại phí khác, cụ thể như:

Phí chuyển tiền sở hữu: Khi bạn đang sở hữu cổ phiếu hoặc trái phiếu của một công ty chứng khoán nào đó, nhưng lại muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu thì phải có mức phí để được tiến hành việc chuyển đó.

Phí tư vấn: Đây là loại phí trả cho dịch vụ tư vấn của các công ty chứng khoán. Họ sẽ cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại vào, khi nào,…

Phí nạp tiền: Khi giao dịch trên các sàn, bạn cần phải nạp tiền vào tài khoản thì mới được thực hiện giao dịch mua cổ phiếu hoặc trái phiếu. Số phí sẽ được tính dựa trên số tiền nạp của bạn.

Phí rút tiền: Khi bạn không có nhu cầu tiếp tục giao dịch và muốn rút tiền về tài khoản thì bạn phải trả phí cho lần rút tiền đó.

Những điều nhà đầu tư cần biết về các loại thuế và phí khi giao dịch chứng khoán

Phí chuyển khoản chứng khoán: Bạn có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho 1 tài khoản khác. Quá trình này sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán.

Phí cấp lại giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi đã sở hữu một số lượng chứng khoán. Bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho bạn giấy chứng nhận sở hữu. Khi sổ bị mất thì khi bạn muốn được cấp lại phải mất 1 khoản phí.

Phí phong tỏa chứng khoán: Khi không có nhu cầu tiếp tục giao dịch hoặc nghi ngờ tài khoản của bạn đang có vấn đề. Bạn có thể thực hiện phong tỏa tài khoản và số chứng khoán bạn đang có, bạn sẽ bị thu một khoản phí cho việc này.

Phí mở tài khoản chứng khoán: Đây là phí khi bạn muốn mở tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán nào đó.

Phí xác nhận số dư tài khoản: Điều này giống khi bạn muôn xác nhận số dư tại ngân hàng. Để kiểm tra tài khoản chứng khoán của bạn còn dư bao nhiêu tiền hoặc có bao nhiêu cổ phiếu/ trái phiếu thì bạn sẽ phải tốn phí.

Biểu phí giao dịch của 10 công ty chứng khoán

Dưới đây là biểu phí giao dịch của 10 công ty chứng khoán đang có thị phần lớn nhất ở Việt Nam:

Phí giao dịch chứng khoán TCBS: 0.1% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán VPS: 0.2% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán SSI: 0.05% - 0.1% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán VNDirect: Từ 0.15% - 0.35% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán VCBS: từ 0.18% - 0.2% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán FPTS: từ 0.06% - 0.15% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán MBS: từ 0.12% - 0.3% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán HSC: 0.2% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán BSC: từ 0.15 – 0.18% giá trị giao dịch

Phí giao dịch chứng khoán VCSC: từ 0.15 – 0.35% giá trị giao dịch.

Tìm hiểu về bong bóng trong kinh tế, ảnh hưởng của bong bóng kinh tế đến thị trường chứng khoán

Thông thường, một bong bóng kinh tế thường được hình thành bởi hoạt động hành vi thị trường quá mức vượt xa các quy chuẩn ...

Tìm hiểu về tích sản cổ phiếu, các tiêu chí để chọn cổ phiếu tích sản năm 2023

Tích sản cổ phiếu là việc bạn dành ra một khoản tiền mỗi tháng để mua một (hoặc một số) mã cổ phiếu. Bạn thực ...

Tìm hiểu về chiến lược đại dương xanh, lợi ích của chiến lược đại dương xanh

Chiến lược đại dương xanh được hiểu là chiến lược phát triển và mở rộng thị trường mà tại đó ít hoặc không có đối ...

Đình Trọng (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục