Những điều cần lưu ý để bảo đảm an toàn cho trẻ dịp Tết Trung thu

(Banker.vn) Để đảm bảo an toàn cho trẻ em dịp Tết trung thu 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lưu ý một số nội dung quan trọng.
Triển lãm "Chơi": Tết Trung thu - một cái Tết đặc biệt Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tăng cường kiểm tra đột xuất sản phẩm bánh trung thu Hội An đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu

Tết Trung Thu là một phong tục cổ truyền vô cùng ý nghĩa đối với người Việt Nam. Đặc biệt là trẻ em - đối tượng luôn dành sự mong chờ, háo hức cho ngày tết cổ truyền này. Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam

Bên cạnh những hoạt động vô cùng ý nghĩa, cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại tác động xấu đến trẻ em trong dịp này như: thực phẩm, bánh kẹo… bị nhiễm khuẩn, nấm mốc do bánh giả, bánh để quá lâu, trẻ ăn vào rất nguy hại đến sức khỏe, tính mạng; những đồ chơi của trẻ em mang tính bạo lực như kiếm, đao, súng nhựa, pháo… có lúc có nơi vẫn còn lưu hành trên thị trường, khi trẻ em chơi những thứ này, vừa nguy hiểm đến tính mạng, vừa ảnh hưởng đến nhân cách, tác phong... của trẻ về sau.

Những điều cần lưu ý để bảo đảm an toàn cho trẻ dịp Tết Trung thu
Đảm bảo cho trẻ em có cuộc sống an toàn, lành mạnh là trách nhiệm của toàn xã hội.

Tất cả các hoạt động trên đều ảnh hưởng đến sự an toàn cho trẻ em trước, trong và sau tết Trung thu 2023.

Nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam vừa có công văn đề nghị đảm bảo an toàn cho trẻ em dịp Tết Trung thu 2023.

Cụ thể, công văn yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và các tổ chức có liên quan bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu năm 2023, bao gồm 5 nội dung đáng lưu ý:

Thứ nhất, bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ cho trẻ em khi sử dụng các đồ chơi Trung thu chứa các nguyên, vật liệu có nguy cơ cháy nổ cao (đèn ông sao, đèn lồng có đốt nến, bóng bay sử dụng khí dễ bắt lửa gây cháy nổ...), hạn chế đốt lửa trại, pháo hoa trong các hoạt động phá cỗ trông trăng tại gia đình và các khu vực công cộng.

Thứ hai, bảo đảm an toàn phòng, chống các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, gây ngộ độc đối với các sản phẩm đồ chơi được cất giữ, lưu thông, mua bán trong dịp Tết Trung thu.

Thứ ba, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống ngộ độc cho trẻ em đối với các loại bánh, kẹo, trái cây, đồ uống và các loại thực phẩm khác được sử dụng trong các hoạt động Tết Trung thu.

Thứ tư, bảo đảm an toàn đối với các phương tiện giao thông và các tuyến đường có số lượng lớn trẻ em và người dân tham gia giao thông trong dịp Tết Trung thu.

Thứ năm, tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, thanh tra trước và trong khi tổ chức các hoạt động Tết Trung thu để ngăn chặn loại bỏ kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em và người tham gia.

Cục Trẻ em yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ và tai nạn, thương tích cho trẻ em trong báo cáo hoạt động Tết Trung thu năm 2023.

Đức Lâm

Theo: Báo Công Thương