Những điều cần biết về nới lỏng tiền tệ và vai trò của nới lỏng tiền tệ

(Banker.vn) Với chính sách nới lỏng tiền tệ, Ngân hàng Trung ương sẽ bơm tiền vào thị trường để mở rộng nguồn cung tiền. Điều này nhằm mục đích hạ lãi suất để kích cầu chi tiêu của người dân.

Cách Ngân hàng Trung ương thực hiện để nới lỏng tiền tệ

Chính sách tiền tệ nới lỏng (Easy Money) hay còn gọi là chính sách tiền tệ mở rộng. Với chính sách này, Ngân hàng Trung ương sẽ bơm tiền vào thị trường để mở rộng nguồn cung tiền. Điều này nhằm mục đích hạ lãi suất để kích cầu chi tiêu của người dân. Từ đó dẫn đến việc kích cầu sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh và giảm tỷ lệ thất nghiệp

Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng thương mại phải gửi tại Ngân hàng nhà nước. Công cụ dự trữ bắt buộc được quy định và sử dụng với 2 mục đích:

Khi tiền trong nền kinh tế nhiều, Ngân hàng nhà nước sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Điều này nhằm mục đích buộc các ngân hàng thương mại phải tăng giá trị tiền mặt trong tài khoản tại Ngân hàng nhà nước để tăng dòng tiền vào. Hiểu đơn giản hơn, Ngân hàng nhà nước dùng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế.

Những điều cần biết về nới lỏng tiền tệ và vai trò của nới lỏng tiền tệ
Hình minh họa (nguồn internet)

Khi nền kinh tế đi xuống, Ngân hàng nhà nước sẽ sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để bảo toàn tính thanh khoản của các ngân hàng.

Như vậy có thể thấy, khi hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng nhà nước vừa có thể bơm tiền cho nền kinh tế, vừa giảm chi phí vốn cho ngân hàng. Đồng thời, nó còn giúp thị trường có nguồn vốn lưu thông.

Hạ lãi suất chiết khấu cho các ngân hàng thương mại

Khi vay tiền, ngân hàng thương mại sẽ áp dụng lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước quy định. Khi hoạt động kinh doanh, các ngân hàng không đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ đi vay thêm tiền từ Ngân hàng Nhà nước để bù vào, và Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng một khung lãi suất chiết khấu dành cho khoản vay của ngân hàng thương mại đó.

Thông qua lãi suất chiết khấu, Ngân hàng thực hiện việc điều tiết lượng cung tiền trên thị trường nhằm:

Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất chiết khấu để tăng lượng cung tiền vào thị trường. Điều này làm cho các ngân hàng thương mại tăng nhu cầu vay tiền từ ngân hàng nhà nước nhằm tăng vốn tiền dự trữ, đồng thời cũng gia tăng các hoạt động cho vay cá nhân cũng như doanh nghiệp.

Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất chiết khấu để giảm lượng cung tiền vào thị trường. Khi đó, các ngân hàng thương mại sẽ bị hạn chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc và buộc phải giảm các hoạt động cho vay lại.

Thực hiện nới lỏng định lượng

Khi Ngân hàng Trung ương thực hiện việc mua trái phiếu Chính phủ hay những chứng khoán khác trên thị trường, nhằm mục đích tăng lượng cung tiền và kích thích cho vay đầu tư được gọi là nới lỏng định lượng – Quantitative Easing (QE).

Ở thị trường mở, khi Ngân hàng Trung ương mua cổ phiếu hoặc trái phiếu thì khối lượng dự trữ của các ngân hàng thương mại sẽ bị giảm đi, tuy nhiên họ sẽ tăng thêm lượng tiền mặt và có khả năng tín dụng tăng cao, dẫn đến nền kinh tế được thúc đẩy và lượng cung ứng tiền tệ lưu thông trên thị trường cũng tăng cao.

Vai trò của chính sách nới lỏng tiền tệ trong nền kinh tế

Giúp tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của các chính sách tiền tệ nói chung. Sự cung ứng tiền tệ trong thị trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố lãi suất, lạm phát, chi tiêu quốc dân. Do vậy, khi nền kinh tế của một quốc gia đi xuống, GDP giảm sút, NHNN phải áp dụng các chính sách tăng cung tiền cho thị trường. Qua đó đẩy mạnh chi tiêu quốc dân và ngăn ngừa lạm phát.

Giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp

Khi nới lỏng tiền tệ, mức tiêu dùng người dân tăng cao, các công việc kinh doanh sản xuất được đẩy mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc xã hội sẽ cần lực lượng lao động lớn hơn. Qua đó góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người dân.

Giúp ổn định thị trường tài chính

Khi thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, Chính phủ sẽ ổn định được lãi suất và giá cả trên thị trường. Qua đó, thị trường tài chính sẽ được điều tiết và ổn định. Bên cạnh đó, nó còn góp phần ổn định thị trường ngoại hối, củng cố sức mua của đồng tiền nội tệ.

Giúp dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán nhiều hơn

Việc Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ thì lãi suất gửi tiết kiệm truyền thống tại ngân hàng sẽ giảm đáng kể. Điều này khiến kênh gửi tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn. Dòng tiền từ kênh gửi tiết kiệm sẽ dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Trong đó, thị trường chứng khoán được xem là kênh hưởng lợi nhiều nhất. Đồng thời, các doanh nghiệp được khuyến khích vay tiền để mở rộng kinh doanh. Đây là một cơ hội để nhà đầu tư nhìn nhận cổ phiếu công ty nào có tiềm năng phát triển trong tương lai để mua vào với mức giá phù hợp.

Tìm hiểu về bán khống trong đầu tư chứng khoán, đặc điểm và rủi ro khi bán khống

Khi bán khống, nhà đầu tư mượn chứng khoán từ tài khoản của nhà môi giới và bán trong trường hợp dự đoán giá chứng ...

Tìm hiểu về tỷ lệ ký quỹ Rtt, công thức tính tỷ lệ ký quỹ Rtt

Thông qua Rtt, nhà đầu tư xác định được tình trạng tài khoản vay ký quỹ của mình so với các mốc cần quan tâm ...

Tìm hiểu về phương pháp Bottom-up và đặc điểm của phương pháp Bottom-up

Phương pháp Bottom-up là cách thức đầu tư dựa trên những phân tích về cá nhân mỗi mã cổ phiếu và không đặt nặng những ...

Dương Cầm (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục