Những điều cần biết về cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp

(Banker.vn) Trên thị trường chứng khoán ghi nhận có những nhà đầu tư chỉ đầu tư vào cổ phiếu, có những người chỉ trung thành với trái phiếu, hay có những trường hợp quyết định đầu tư vào cả hai. Vậy cổ phiếu và trái phiếu là gì bài viết dưới đây giúp nhà đầu tư sẽ hiểu về hai khái niệm này.

Khái niệm cổ phiếu và trái phiếu

Trái phiếu: Loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu. Người sở hữu trái phiếu (hay còn được gọi là trái chủ) sẽ được chi trả một khoản tỷ lệ lợi suất nhất định và hoàn toàn không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Cổ phiếu: Loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người nắm giữ cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành. Không giống trái phiếu, các cổ đông có thể được hưởng cổ tức được chia (không cố định) và phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Những điều cần biết về cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp

Sự khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Cổ phiếu và trái phiếu cũng có sự tương đồng với nhau về nhiều mặt. Cả hai loại này đều là con đường được nhà phát hành lựa chọn tung ra nhằm mục đích thu hút vốn. Được thể hiện dưới nhiều hình thức như chứng chủ, dữ liệu điện tử, hoặc bút toán ghi sổ.

Ngoài ra, nhà đầu tư được phép chuyển nhượng, mua bán và cầm cố đối với cả trái phiếu lẫn cổ phiếu. Để phân biệt được rõ ràng sự khác nhau giữa hai loại chứng trên, nhà đầu tư nên dựa vào các tiêu chí được liệt kê dưới đây:

Trái phiếu doanh nghiệp

Cổ phiếu
Bản chất Là chứng khoán nợ bởi nó xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp với người nắm giữ trái phiếu. Người nắm giữ trái phiếu không có quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh và quản trị của doanh nghiệp. Là chứng khoán vốn bởi nó xác nhận quyền và lợi ích như dự họp đại hội đồng cổ đông, biểu quyết, đề cử Hội đồng quản trị, hưởng cổ tức... của người sở hữu với một phần vốn của doanh nghiệp.
Tư cách Trái chủ (tức là chủ nợ)

Cổ đông

Thời hạn Được ấn định từ lúc phát hành, phổ biến nhất là 1-5 năm. Không có thời hạn
Cơ cấu doanh nghiệp sau khi phát hành Nợ phải trả tăng lên và cơ cấu cổ đông không thay đổi.

Vốn điều lệ tăng lên và cơ cấu cổ đông thay đổi.

Giao dịch

Nhà đầu tư có thể nộp tiền trực tiếp cho doanh nghiệp để mua trái phiếu mới phát hành (sơ cấp). Ngoài ra, nhà đầu tư có thể mua thoả thuận trái phiếu từ trái chủ khác hoặc mua qua những kênh phân phối trung gian như ngân hàng, công ty chứng khoán.

Với những trái phiếu niêm yết, nhà đầu tư sẽ giao dịch thông qua nền tảng trực tuyến hoặc tại quầy của công ty chứng khoán nơi họ đăng ký tài khoản.

Nhà đầu tư theo dõi giá và mua bán cổ phiếu đã niêm yết hoặc đã đăng ký giao dịch thông qua nền tảng trực tuyến hoặc tại quầy của công ty chứng khoán nơi họ đăng ký tài khoản.

Với cổ phiếu giao dịch chưa niêm yết, nhà đầu tư giao dịch phi tập trung trên nguyên tắc "thuận mua vừa bán" và không có địa điểm giao dịch thực tế.

Lợi nhuận

Trái chủ nhận lợi tức định kỳ.

Lợi tức (cố định hoặc thả nổi) được thống nhất trước giữa doanh nghiệp với trái chủ khi phát hành và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Lợi tức thường cao hơn lãi suất ngân hàng, hiện phổ biến ở mức 7-11% một năm.

Cổ đông sẽ nhận cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.

Mức chia và tần suất chia cổ tức sẽ không cố định, mà phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và phải được đại hội đồng cổ đông thống nhất.

Thứ tự ưu tiên thanh toán sau khi phá sản hoặc giải thể Trái chủ được ưu tiên trả nợ chỉ sau nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm cho người lao động và nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Nằm ở vị trí cuối cùng trong danh sách ưu tiên thanh toán.
Tìm hiểu về chức năng, thành phần của thị trường chứng khoán

Chứng khoán đang trở thành một kênh đầu tư sinh lời đầy hứa hẹn tại Việt Nam. Để tham gia đầu tư chứng khoán, nhà ...

Tìm hiểu sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư

Tiết kiệm và đầu tư có điểm chung là sự tự do trong tài chính ở tương lai, nhưng 2 hình thức này vẫn có ...

Tìm hiểu 3 liệu pháp nâng cao sức khỏe tài chính cá nhân cho bạn

Sức khỏe tài chính cũng quan trọng không kém gì sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn vì về cơ bản, tự do ...

Diệp Oanh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán