Những điều cấm kỵ khi ăn quả hồng giòn

(Banker.vn) Quả hồng là loại quả ưa thích của khá nhiều người vì có vị ngọt, dễ ăn, nhưng bạn cần lưu ý những vấn đề sau để không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Quảng bá quả hồng xiêm đông lạnh Việt Nam với người Australia Bắc Kạn: Hình thành vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ quả hồng không hạt

Hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống. Cứ vào độ tháng 9 - 10, nhắc đến những trái cây của mùa thu người ta lại không thể quên cái vị thơm ngọt, giòn của trái hồng. Tuy nhiên, khi ăn chúng, bạn cần lưu ý những cấm kỵ sau đây:

Những điều cấm kỵ khi ăn quả hồng giòn
Nhắc đến những trái cây của mùa thu người ta lại không thể quên cái vị thơm ngọt,
dòn dòn của trái hồng. Ảnh minh họa

Không nên ăn lúc đói:

Lý do là trong quả hồng có chứa chất tanin (hay còn gọi là mủ) và chất pectin. Khi ăn hồng lúc đói, 2 chất này dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ hình thành sỏi trong đó. Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và gây ra những cơn đau bụng trên, nôn mửa, nôn ra máu… rất nguy hiểm. Không còn cách nào khác phải đi giải phẫu để lấy sỏi. Tốt nhất là hãy ăn hồng khi bụng chưa đói nếu không muốn làm tổn thương dạ dày.

Không dành cho người bị tiểu đường:

Trong quả hồng có 10,8% các loại đường đơn giản như surcose, fructose và glucose, sau khi ăn vào rất dễ bị hấp thu nên có thể làm lượng đường huyết tăng lên trong máu. Vì vậy mà những người mắc bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát đường huyết kém thì tuyệt đối không được ăn hồng.

Không ăn vỏ hồng:

Nguyên do vì phần lớn chất tanin trong quả hồng đều tập trung nhiều ở phần vỏ và dù bạn có cố gắng khử hết phần chát của quả hồng thì cũng không thể khử sạch tanin trong đó. Nếu ăn cả vỏ hồng sẽ nguy hại cho dạ dày vì tanin có thể hình thành bã, vì vậy phải nhớ gọt sạch vỏ và chỉ ăn những trái hồng đã chín để bảo vệ cho sức khỏe.

Không ăn khi uống rượu:

Bạn có thể bị tắc ruột khi ăn hồng cùng lúc với uống rượu. Nguyên do vì theo Đông y, quả hồng có tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Chất tanin trong quả hồng khi đi vào dạ dày gặp rượu sẽ tạo thành một chất sền sêt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa gây khó tiêu lại vừa không thải ra ngoài, để lâu ngày sẽ gây tắc ruột.

Không ăn chung với khoai lang:

Nếu ăn hồng cùng với khoai lang thì dạ dày của bạn thực sự bị đe dọa. Bởi khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, khi vào trong dạ dày sẽ sản sinh một lượng lớn axit dạ dày. Nếu bạn ăn thêm hồng thì các chất tanin và pectin trong đó sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày, từ đó hình thành sỏi không hòa tan, vừa gây khó khăn cho hệ tiêu hóa lại vừa không dễ gì đào thải ra ngoài. Nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày đe dọa đến sức khỏe. Tốt nhất bạn nên ăn khoai lang và hồng cách nhau khoảng 5 tiếng trở lên.

Không ăn cùng với hải sản:

Không ăn hồng với các loại hải sản như tôm, cua, mực… đều là thực phẩm giàu protein sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Vì vậy, nếu ăn tráng miệng trái hồng sau khi dùng hải sản có thể làm bị đầy bụng, khó tiêu, lạnh bụng, nặng hơn sẽ hình thành sỏi trong dạ dày. Tốt nhất nên ăn cách nhau khoảng 2 tiếng trở lên để tránh những hệ lụy không tốt cho dạ dày.

Minh Dũng

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục