Thị trường trong nước hoàn tất tuần tăng điểm thứ ba liên tiếp kể từ khi tạo đáy, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất của VN-Index kể từ năm 2009. Kết tuần, VN-Index có thêm 108,55 điểm, tương đương 11,17% lên 1.080,01 điểm. Chỉ số tăng mạnh với đà tăng trên diện rộng của 333/401 cổ phiếu và 18/19 ngành tăng điểm. Các nhóm ngành ngân hàng, bán lẻ, tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính, dầu khí, hóa chất, bất động sản, xây dựng và vật liệu đều tăng trên 10%
Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HoSE vượt mức 1 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 72% so với tuần giao dịch trước. Giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường cũng tăng vọt lên ngưỡng 20.400 tỷ đồng/phiên. Thanh khoản bình quân sàn HNX cũng tăng hơn 83%, lên gần 118 triệu cổ phiếu/phiên.
Hỗ trợ đà tăng là dòng tiền chảy mạnh vào thị trường, trong đó có sự đóng góp rất lớn từ hoạt động mua ròng từ khối ngoại. Theo thống kê khối ngoại mua ròng 266 triệu USD trong tuần, nâng tổng giá trị mua ròng hơn 500 triệu USD trong tháng 11.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, việc các quỹ ngoại đẩy mạnh giải ngân đẩy chỉ số ra khỏi vùng đáy và hỗ trợ cho dòng tiền tăng trưởng sau quá trình dài nén chặt. Xu hướng tăng điểm mạnh và duy trì trong tuần này, nhà đầu tư có thể canh mua ở vùng thấp tại những dịp rung lắc trong quá trình chỉ số tiến tới các vùng điểm cao mới.
Trong tuần VN-Index có nhịp tăng gần 110 điểm, các cổ phiếu lớn trong danh mục VN30 đóng góp trên 60% mức tăng điểm của chỉ số. Trong đó, VCB là động lực chính đưa VN-Index vượt mốc 1.080 điểm với mức đóng góp 14,25 điểm. Cổ phiếu của Vietcombank có nhịp tăng gần 16,3% lên 85.000 đồng/cp.
Theo báo cáo cập nhật mới đây của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đạt 17,4% từ đầu năm, Vietcombank vẫn còn 1,2% hạn mức tín dụng chưa sử dụng tới sau hai lần được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức.
KBSV kỳ vọng VCB sẽ được Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao và ưu tiên cấp room tín dụng ở mức cao cho năm 2023, nhờ chất lượng tài sản tốt, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở mức thấp; tham gia tiếp nhận chuyển giao một tổ chức tín dụng yếu kém và cung cấp các gói hỗ trợ theo yêu cầu của chính phủ.
Bên cạnh ông lớn VCB, VHM và VIC cũng là các trụ đỡ tích cực trong tuần vừa qua khi lần lượt giúp chỉ số chính có thêm 11,41 điểm và 3,92 điểm. VRE cũng thuộc Top12 trong danh mục trụ đỡ tích cực, nếu tính thêm mã này bộ ba cổ phiếu "họ Vingroup" đóng góp hơn 17,7 điểm.
Cùng chiều, giao dịch khởi sắc của các bluechip như HPG, TCB, MSN, MWG, GAS, VPB, MBB, ... cũng góp sức trong quá trình đưa chỉ số đi lên.
Ngược lại, danh mục 10 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index lấy đi chưa tới 1 điểm của chỉ số chính. Trong đó, SAB là lực cản chính của VN-Index, ghi nhận mức giảm gần 4,5% kể từ đầu tháng 11. Các mã khác tập trung ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, bao gồm PDN, IBC, SVC, HRC, HPX, SVI, TNC, AST, LCG, ...
Trong số này, cổ phiếu HPX của Đầu tư Hải Phát dẫn đầu danh sách rút vốn của khối ngoại tuần qua với giá trị bán 328 tỷ đồng, đây cũng là giao dịch thoái toàn bộ 11,91% vốn của Dragon Capital tại công ty.
Linh Đan
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|