Giá trị niêm yết toàn thị trường chứng khoán Việt Nam (bao gồm HOSE, HNX và UPCoM) kết phiên 9/7 là hơn 6,55 triệu tỷ đồng, giảm 359.400 tỷ đồng so với một tuần trước đó. Mức giảm này tương ứng với đà đi xuống của các chỉ số chứng khoán chính: VN-Index mất hơn 5,1%, HNX-Index giảm 6,5%, UPCoM-Index cũng sụt 3,9%.
Cổ phiếu VIC của Vingroup có vốn hóa giảm mạnh nhất với hơn 30.000 tỷ đồng, còn lại 367.300 tỷ và đứng thứ 3 toàn thị trường.
NVL của Novaland cũng mất ngót 1 tỷ USD vốn hóa, còn 152.500 tỷ. Hai phiên cuối tuần, NVL giảm lần lượt 6,1% và 6,6%, sâu nhất nhóm VN30.
Đại gia thép Hòa Phát (Mã: HPG) cũng nhìn giá trị niêm yết của mình sụt 22.400 tỷ. Kể từ sau khi chốt quyền cổ tức 40% hôm 1/6 đến nay, HPG diễn biến tương đối tiêu cực, giá hiện thấp hơn 14,8% so với đầu tháng 6.
Ông lớn ngân hàng Vietcombank (Mã: VCB) giảm tới 18.900 tỷ đồng vốn hóa nhưng vẫn giữ được ngôi đầu thị trường về giá trị niêm yết.
Nhiều nhà băng khác cũng chứng kiến vốn hóa tụt dốc như VietinBank (Mã: CTG), BIDV (Mã: BID), VPBank (Mã: VPB), Ngân hàng Quân Đội (Mã: MBB), ...
Điểm sáng tuần qua đến từ nhóm cổ phiếu bán lẻ mà đại diện tiêu biểu nhất là MWG của Thế Giới Di Động.
Nhiều công ty chứng khoán cho rằng các quy định giãn cách xã hội để phòng dịch COVID-19 sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với hàng tiêu dùng, làm tăng doanh thu của các doanh nghiệp liên quan tới sản xuất thực phẩm và bán lẻ như Thế Giới Di Động (sở hữu chuỗi Bách Hóa Xanh), Tập đoàn Masan (Mã: MSN, sở hữu chuỗi VinMart), CTCP Hàng Tiêu dùng Masan (Mã: MCH), ....
Tuần vừa qua, MWG là cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới VN-Index cũng như VN30-Index. Ngoại trừ phiên bán tháo 6/7, MWG tăng giá trong cả 4 ngày giao dịch còn lại trong tuần, bao gồm một phiên kịch trần 7/7.
TCB của Techcombank và VIB của Ngân hàng Quốc Tế là những mã ngân hàng hiếm hoi tăng giá và vốn hóa trong tuần qua.
PV
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|