Nhựa Tiền Phong (NTP) dự kiến trả cổ cổ tức năm 2022 tỷ lệ 5%

(Banker.vn) Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022, công ty đề xuất trả cổ tức 2022 bằng tiền với tổng tỷ lệ 20%. Trong đó, doanh nghiệp đã trả cổ tức đợt 1 năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ 15% vào tháng 12/2022.

Mới đây, Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (Nhựa Tiền Phong - HNX: NTP) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, đại hội dự kiến diễn ra tại Hải Phòng vào ngày 28/4. Năm 2023, Nhựa Tiền Phong đặt mục tiêu 5.875 doanh thu tăng 3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế khoảng 535 tỷ đồng giảm 5% so với năm 2022. Mức chia cổ tức năm 2023 dự kiến là 20% bằng tiền.

Nhựa Tiền Phong (NTP) dự kiến trả cổ cổ tức năm 2022 tỷ lệ 5%

Báo cáo thường niên 2022 của Nhựa Tiền Phong cho biết công ty sẽ phấn đấu đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 và 1 tỷ USD (23.000 tỷ đồng) vào năm 2040. Trong những năm tới, ngoài giữ vững thị trường tiêu thụ miền Bắc, công ty sẽ mở rộng quy mô hoạt động các nhà máy tại miền Trung và miền Nam.

Về kế hoạch đầu tư trong năm 2023, Nhựa Tiền Phong dự kiến dùng 115,6 tỷ đồng đầu tư máy móc thiết bị mới; 41,3 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản; dự phòng 5 tỷ đồng.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022, công ty đề xuất trả cổ tức 2022 bằng tiền với tổng tỷ lệ 20%. Trong đó, doanh nghiệp đã trả cổ tức đợt 1 năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ 15% vào tháng 12/2022.

Cổ tức tỷ lệ 5% còn lại sẽ được chi trả trong đợt hai tới. Với hơn 129,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty cần chi hơn 64 tỷ đồng trả cổ tức đợt 2.

Về kết quả kinh doanh năm 2022, Nhựa Tiền Phong ghi nhận doanh thu thuần quý IV/2023 đạt 1.562 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp ở mức 22,6% tăng 3,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ 12 tỷ đồng tại công ty liên kết, trong khi quý IV/2021, doanh nghiệp lãi 23 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí tài chính của doanh nghiệp cũng đã tăng 92% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 45 tỷ đồng.

Quý cuối năm qua, Nhựa Tiền Phong còn ghi nhận chi phí bán hàng tăng mạnh 92% so với cùng kỳ lên 191 tỷ đồng. Các chi phí gia tăng kéo lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 42% so với cùng kỳ còn 69 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi theo quý thấp nhất của Nhựa Tiền Phong kể từ quý I/2018.

Theo giải trình từ phía công ty, trong kỳ doanh thu bán hàng của công ty mẹ giảm nhiều so với cùng kỳ, đồng thời tình hình kinh doanh không tích cực tại các công ty liên kết cũng là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận quý IV/2022 giảm so với cùng kỳ.

Trước đó, Nhựa Tiền Phong đã báo lãi quý II/2022 cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động với lợi nhuận trước thuế đạt gần 212 tỷ đồng. Nhờ đó, luỹ kế cả năm 2022, Nhựa Tiền Phong đạt 5.685 tỷ đồng doanh thu thuần – tăng 18% so với cùng kỳ, LNST đạt 479,5 tỷ đồng tăng nhẹ 2,7% so với năm 2021 tương đương EPS đạt 3.701 đồng.

Được biết, năm 2022 NTP lên kế hoạch doanh thu 5.175 tỷ đồng, tương ứng tăng 6% so với mức thực hiện trong năm 2021. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 465 tỷ đồng, giảm khoảng 10% so với năm 2021. Như vậy với kế hoạch này NTP đã hoàn thành được 110% kế hoạch doanh thu và vượt 21,3% mục tiêu về lợi nhuận trước thuế.

Cuối quý IV/2022, tổng tài sản của Nhựa Tiền Phong đạt 5.064 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Chỉ tiêu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản với 1.535 tỷ đồng, tăng 42% so với đầu năm. Doanh nghiệp có 601 tỷ đồng tiền và tiền gửi có kỳ hạn, giảm 242 tỷ đồng so với đầu năm.

Tại ngày 31/12/2022, Nhựa Tiền Phong có 2.233 tỷ đồng nợ phải trả, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, dư nợ vay tài chính ngắn hạn là 1.699 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng so với đầu năm và doanh nghiệp không ghi nhận nợ vay dài hạn. Chi phí lãi vay trong năm 2022 của doanh nghiệp ở mức 79 tỷ đồng, tăng 89% so với năm trước. Vốn chủ sở hữu tại cuối quý IV/2022 của doanh nghiệp đạt 2.831 tỷ đồng, gồm 1.023 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 512 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Kinh tế trưởng MBS: NĐT không "ôm margin" trong những giai đoạn thị trường biến động

Nói về việc sử dụng đòn bẩy, theo kinh tế trưởng MBS, nhà đầu tư không "ôm margin" trong những giai đoạn thị trường biến ...

Các cá nhân trong nước gom ròng tích cực tuần 10-14/04, tổ chức nội quay đầu bán ròng

Tuần qua, phía các nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng 1.934 tỷ đồng trên HOSE, trong khi đó tổ chức nội quay ...

Những cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam khi được nâng hạng

Theo ước tính của BSC, trong trường hợp nếu MSCI và FTSE nâng hạng Việt Nam lên thị trường chứng khoán mới nổi sẽ có ...

Anh Khôi (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán