Nhộn nhịp giao dịch trái phiếu OCB, hơn chục nghìn tỷ đồng được ngân hàng mua và bán

(Banker.vn) Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa phát hành lô trái phiếu 500 tỷ đồng với lãi suất 5,1% và kỳ hạn 3 năm, đồng thời tái cấu trúc danh mục trái phiếu với tổng giá trị 5.200 tỷ đồng.

Ngày 21/10, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Theo đó, OCB đã phát hành thêm 500 trái phiếu mã OCBL2427019 vào ngày 16/10, với mệnh giá mỗi trái phiếu là 1 tỷ đồng và lãi suất 5,1%/năm. Lô trái phiếu này có tổng giá trị phát hành 500 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm và dự kiến đáo hạn vào ngày 16/10/2027.

OCB
OCB đẩy mạnh phát hành và mua lại trái phiếu.

Trước đó, vào ngày 9/10, OCB cũng đã phát hành thành công lô trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng với lãi suất 5,2%, kỳ hạn 3 năm. Đáng chú ý, vào ngày 26/9, ngân hàng đã phát hành thành công 3 lô trái phiếu với tổng giá trị phát hành đạt 3.900 tỷ đồng, tất cả đều có kỳ hạn 3 năm và dự kiến đáo hạn vào năm 2027.

Ở chiều ngược lại, OCB cũng đã tiến hành mua lại toàn bộ lô trái phiếu trị giá 2.000 tỷ đồng vào ngày 30/9/2024, phát hành vào năm 2023 và đáo hạn vào ngày 28/9/2025. Tính riêng trong tháng 9, OCB đã mua lại tổng cộng 4 lô trái phiếu trước hạn với giá trị lên tới 5.200 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, mới đây, OCB đã công khai danh sách các cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ, trong đó xuất hiện nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn. Theo danh sách này, Tổng Công ty Bến Thành hiện nắm giữ 4,98% vốn tại OCB, Công ty Đầu tư Bình An House sở hữu 4,74%, Công ty CP Greenwave Capital nắm giữ 4,46%, và Công ty CP Đầu tư HVR sở hữu 3,87%. Các doanh nghiệp này đang góp phần tạo nên cơ cấu sở hữu đặc biệt tại ngân hàng.

Sự công khai thông tin này tuân thủ quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, yêu cầu công khai danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ trở lên và mở rộng đối tượng người có liên quan.

Về kết quả kinh doanh, tính đến hết ngày 30/6/2024, OCB ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng đạt 6,3%, cao hơn mức trung bình ngành. Ngân hàng đang dần chuyển dịch cơ cấu khách hàng, tập trung vào phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với nhiều chương trình ưu đãi lãi suất cố định và các giải pháp tài chính thiết thực. Nhờ chiến lược này, tín dụng dành cho nhóm khách hàng SME đã tăng gần 18%.

Dù huy động TT1 giảm nhẹ so với cuối năm 2023, ngân hàng vẫn đạt tổng thu thuần 4.559 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tối ưu hóa chi phí vốn và thực hiện chiến lược chuyển đổi số. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận của OCB trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 2.113 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2023, do gia tăng chi phí dự phòng và chi phí hoạt động.

OCB tiếp tục huy động thêm 2.500 tỷ đồng từ trái phiếu

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hà Nội (HNX) vừa thông báo về giao dịch trái phiếu tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB, HOSE: ...

Cổ phiếu ngân hàng OCB bất ngờ tím lịm, nhìn sang thanh khoản cũng giật mình

Trong bối cảnh thị trường chung có xu hướng điều chỉnh giảm, cổ phiếu OCB của Ngân hàng Phương Đông bất ngờ tăng kịch trần ...

OCB cung cấp trọn gói giải pháp tài chính cho doanh nghiệp SME và Start-up

Hiện nay, không chỉ cung cấp sản phẩm riêng lẻ đơn thuần, ngân hàng Phương Đông (OCB) đang tập trung cung cấp giải pháp tài ...

Hồng Quân

Hồng Quân

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục