Tại Công ty CP Chế biến Thủy sản xuất khẩu Minh Hải (UPCoM: JOS) mới đây, em dâu Chủ tịch Nguyễn Tấn Dương là bà Phan Thị Anh Thư đã đăng ký mua thỏa thuận 2,84 triệu cổ phiếu trong thời gian từ 23/01-15/02/2024. Trước giao dịch, vị này không sở hữu cổ phiếu JOS nào. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của bà Thư là 18,88%.
Ảnh minh họa |
Cùng với bà Thư, Kế toán trưởng JOS - Phạm Thanh Liêm cũng đăng ký mua 613 nghìn cổ phiếu trong thời gian từ 23/01-15/02/2024.
Song song đó, JOS cũng đính chính lại giao dịch của Chủ tịch Nguyễn Tấn Dương. Cụ thể, ông Dương đã bán thành công gần 3,68 triệu cổ phiếu như đăng ký (trước đó, JOS báo cáo vị này đã bán 2,5 triệu cổ phiếu trong số 3,68 triệu cổ phiếu đăng ký) và thời gian giao dịch từ 12/01/2024 (thay vì tại ngày 05/01 như báo cáo trước).
Sau giao dịch nói trên, ông Dương còn nắm 2,84 triệu cổ phiếu JOS, tỷ lệ 18,54%. Trùng hợp số cổ phiếu còn lại này đúng bằng số cổ phiếu mà em dâu ông muốn mua vào.
Mặt khác, bà Trần Thị Hân - Thành viên HĐQT và bà Lê Tú Trinh - Thành viên BKS cũng đã mua thỏa thuận thành công tổng cộng 1,22 triệu cổ phiếu JOS như đăng ký (mỗi cá nhân đăng ký mua 613 nghìn cổ phiếu) trong cùng ngày 12/01. Tỷ lệ sở hữu sau giao dịch của bà Hân là 4,07% và bà Trinh là 4,08%.
Được biết, cổ phiếu JOS bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện cảnh báo từ ngày 28/03/2023 do Công ty bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên. Đồng thời, HNX duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu JOS do Công ty có vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm 2022. Do đó, cổ phiếu JOS chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Các giao dịch của lãnh đạo công ty và người nhà diễn ra trong bối cảnh công ty vừa công bố kết quả kinh doanh mới nhất không mấy "sáng sủa". Theo đó, Chế biến Thủy sản xuất khẩu Minh Hải lỗ ròng hơn 18 tỷ đồng trong quý 4/2023, lập chuỗi 13 quý lỗ liên tiếp từ quý 4/2020, doanh thu rơi 65% còn hơn 12 tỷ đồng.
Theo giải trình của JOS, có nhiều nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh quý 4 giảm, nhưng chủ yếu do cơ cấu hàng hóa có sự khác biệt so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến được Công ty giải trình cho biến động kết quả kinh doanh của 3 quý trước.
Ngoài ra, chi phí tài chính gần 15 tỷ đồng là lý do khác kéo giảm lợi nhuận quý 4. Trong đó, chi phí lãi vay hơn 11 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Năm 2023, JOS lỗ ròng gần 34 tỷ đồng, đánh dấu năm lỗ thứ 12 của Công ty kể từ 2012.
Trên bảng cân đối kế toán, JOS có tổng tài sản gần 220 tỷ đồng tại cuối năm 2023, thu hẹp 21% so với đầu năm. Chủ yếu giảm mạnh ở các tài sản ngắn hạn như các khoản phải thu (hơn 7 tỷ đồng, giảm 86%) và hàng tồn kho (hơn 15 tỷ đồng, giảm 45%).
Nợ phải trả ở mức 533 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Trong đó, Công ty vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần 235 tỷ đồng, với các khoản vay có thời hạn từ 3-12 tháng tại các ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh với lãi suất theo từng giấy nhận nợ. Các khoản vay này được đảm bảo bằng tài sản cố định hữu hình và cổ phiếu của Công ty CP Thủy sản Kiên Giang do Công ty nắm giữ đến ngày 31/12/2023 (gần 15 triệu cổ phiếu, chiếm 49,79% vốn điều lệ). Lỗ lũy kế tại cuối năm 2023 lên đến 570 tỷ đồng.
"Kỳ lân công nghệ" VNG bất ngờ rút hồ sơ IPO trên đất Mỹ Sau nửa năm kể từ khi nộp hồ sơ theo mẫu F-1 lên SEC, VNG Limited đã xin rút lại toàn bộ hồ sơ đăng ... |
LDG trần cứng, HCM vượt đỉnh với thanh khoản lớn, VN-Index tiếp tục rung lắc Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu HCM bất ngờ vượt đỉnh với khối lượng lớn. Bên cạnh đó, LDG cũng trần cứng với ... |
Báo lãi gấp 5 lần, mảng tự doanh của Chứng khoán ACB (ACBS) hoạt động ra sao? Lũy kế kinh doanh năm 2023, ACBS "bỏ túi" 492 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn gấp 5 lần so với mức lợi ... |
Linh Đan
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|