Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua năm 2021 đầy hứng khởi. VN-Index vượt ngưỡng cản lịch sử 1.200 điểm và liên tục thiết lập các đỉnh cao mới. Nhà đầu tư tìm đến kênh chứng khoán nhiều hơn, hệ quả là dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường. Thanh khoản TTCK Việt Nam vươn lên đạt hàng tỷ USD mỗi phiên, đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á, xếp sau Thái Lan.
Hưởng lợi từ sự khởi sắc cửa thị trường, bức tranh kinh doanh ngành chứng khoán sáng sủa với mức tăng trưởng lợi nhuận bằng lần trong năm vừa qua. Sang năm 2022, các công ty chứng khoán tiếp tục đưa ra kết quả kinh doanh khởi sắc dù không cao như những gì được đưa ra trong năm 2021.
Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông được công bố, nhiều công ty chứng khoán đặt chỉ tiêu tiêu kinh doanh cao hơn đáng kể thực hiện năm 2020, thậm chí có đơn vị dự phóng tăng trưởng hàng trăm lần.
Một trong những công ty chứng khoán đầu tiên tổ chức đại hội đồng cổ đông, cổ đông Chứng khoán Alpha thông qua phương án kinh doanh với doanh thu 110,75 tỷ đồng và lợi nhuận thuần 80,75 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 132,25% và 189,44% so với 2020. Cùng với đó, vốn điều lệ dự kiến tăng từ 175,9 tỷ đồng lên 467,6 tỷ đồng.
Trong lần trở lại mảng chứng khoán, VPBank Securities cũng đặt kế hoạch kinh doanh tham vọng với doanh thu 1.509 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 632 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận gấp 105 lần kết quả thực hiện trong năm nay.
Cơ sở để VPBank Securities đưa ra kế hoạch khủng đến từ việc tăng vốn điều lệ từ gần 269 tỷ đồn lên 8.920 tỷ đồng. Nếu thành công, VPBank Securities sẽ là công ty chứng khoán có vốn điều lệ đứng thứ hai trên thị trường.
Chỉ tiêu kinh doanh của Chứng khoán Everest. Nguồn: Tài liệu đại hội. |
Trong nhóm các công ty niêm yết, Chứng khoán Everest (Mã: EVS) tổ chức đại hội cổ đông sớm và thông qua chỉ tiêu doanh thu hoạt động đạt 1.815 tỷ đồng trong năm 2022, tương ứng lợi nhuận sau thuế 458,3 tỷ đồng, cao hơn 63% và 8,6% thực hiện 2020.
Cũng như các đơn vị khác, Chứng khoán Everest có phương án huy động vốn thêm hàng nghìn tỷ đồng để mở rộng kinh doanh trong năm nay.
Cụ thể, công ty sẽ phát hành trên 103 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với mức giá 10.000 đồng/cp. Số tiền 1.030 tỷ đồng thu về được sử dụng cho các mục đích như cho vay margin (515 tỷ đồng), tự doanh (309 tỷ đồng) và bổ sung vốn cho hoạt động bảo lãnh phát hành, cung cấp dịch vụ tài chính (206 tỷ đồng).
Chưa dừng lại ở đó, Chứng khoán Everest dự kiến phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để phục vụ cho ba mục đích trên, cho vay margin (500 tỷ đồng), tự doanh (300 tỷ đồng) và bổ sung vốn cho bảo lãnh phát hành, cung cấp dịch vụ tài chính (200 tỷ đồng).
Tại đại hội cổ đông sắp tới, Chứng khoán MB (Mã: MBS) trình đại hội đồng cổ đông thông qua phương án kinh doanh với doanh thu 3.027 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.100 tỷ đồng. Nếu hoàn thành chỉ tiêu đưa ra, MBS sẽ là công ty chứng khoán tiếp theo điền tên vào nhóm các công ty chứng khoán có mức lãi hàng nghìn tỷ đồng, cùng với SSI, VNDirect, Bản Việt, HSC, SHS.
Cùng tổ chức đại hội tuần cuối tháng 2, Chứng khoán Thành Công (Mã: TCI) đưa chỉ tiêu kinh doanh với doanh thu 435 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 222 tỷ đồng trong năm 2022. Trong năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu hoạt động 317 tỷ đồng và lãi trước thuế 217,2 tỷ đồng, tăng trưởng 120,26% và 447,54% so với năm 2020.
Kế hoạch kinh doanh của Maybank Kim Eng. Nguồn: NQCT. |
Mới đây nhất, Chứng khoán Maybank Kim Eng đặt chỉ tiêu doanh thu tăng trưởng 30,2% năm 2022, lên đạt 826,3 tỷ đồng. Dự kiến thu từ cho vay và hoạt động môi giới cùng tăng trưởng 31%, lần lượt đạt 357,4 tỷ đồng và 430,7 tỷ đồng.
Với việc dự phóng chi phí tăng 32,8%, Maybank Kim Eng đặt chỉ tiêu lãi trước thuế 318,3 tỷ đồng năm nay, tăng 26,2% so với kết quả thực hiện của năm ngoái. Bên cạnh đó, công ty còn lên kế hoạch đổi tên công ty thành Chứng khoán Maybank.
Hoàng Linh
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|